Các loại hạt giống để trồng rau mầm

Rau mầm là loại rau xanh được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình, rau mầm là những cây non mới mọc mầm có thể ăn được nguyên cây và ưa chuộng nhất là sử dụng rau mầm làm món salad trộn và làm rau sống kẹp với các món ăn khác. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ cung cấp một số thông tin về các loại hạt có thể trồng rau mầm và những loại rau mầm không ăn được để mọi người chú ý trong việc trồng rau mầm tại nhà.


Các loại hạt giống để trồng rau mầm
Những loại hạt dùng để trồng rau mầm


Hiện nay rất nhiều gia đình ưa chuộng trồng rau mầm tại nhà bởi việc trồng rau mầm khá dễ dàng và tiện lợi. Rau mầm là loại rau trồng ngắn ngày, chỉ sau khi trồng khoảng 1 tuần thì có thể thu hoạch để ăn được. Ngoài ra thì rau mầm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng so với những loại rau xanh khác, theo các nghiên cứu thì trong rau mầm có các loại vitamin A, B, C, E, canxi, đạm, chất xơ và các axit amin,…giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.

Các bạn có thể trồng nhiều loại rau mầm từ các loại hạt giống rau mầm khác nhau như hạt rau mầm củ cải trắng, cải ngọt, bông cải xanh, mầm suplơ xanh, rau muống, mè đen, và rau mầm từ các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu lăng… tại chợ hoặc siêu thị.

Những loại hạt giống rau mầm ăn được:

Rau mầm họ cải 

Các loại rau mầm họ cải gồm rau mầm củ cải trắng, rau mầm cải đỏ, rau mầm cải ngọt, cải cay, rau mầm cải thìa, rau mầm súp lơ, mầm cải tần ô, rau mầm cải xoong… Đặc điểm nhận biết loại rau mầm họ cải là thường mầm cải có lá hình trái tim.

Những hạt giống trồng rau mầm

Rau mầm củ cải trắng

Rau mầm củ cải trắng được nhiều người trồng phổ biến nhất, mầm hạt cải giàu hàm lượng vitamin A, C, D, sắt, đạm và canxi rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra rau mầm củ cải trắng còn kích thích giúp ăn ngon, giúp tiêu hoá tốt và giảm mệt mỏi.

Các nhà khoa học đã chứng minh trong mầm cải củ chứa hàm lượng vitamin C cao gấp nhiều lần có trong sữa, hàm lượng vitamin A và Canxi cao gấp 10 lần có trong khoai tây.

Rau mầm súp lơ xanh

Như đã biết súp lơ xanh là loại rau xanh chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên bạn sẽ bất ngờ hơn vì những chất dinh dưỡng có trong rau màm súp lơ xanh còn nhiều hơn 30 lần so với súp lơ xanh đã trưởng thành. Ngoài ra, mầm súp lơ xanh có hàm lượng chứa chất chống ôxy hóa rất cao, không chỉ ăn ngon mà còn giúp làm đẹp và cũng có tác dụng chữa bệnh nhưa ngăn ngừa ung thư.

Rau mầm cải xanh

Các loại rau mầm cải xanh như cải ngọt, cải cay, cải thìa,… chứa nhiều vitamin E,C, B , chất xơ và nguyên tố vi lượng như canxi, magie rất tốt cho cơ thể. Ăn rau mầm cải xanh giúp dễ tiêu hóa, kích thích ăn ngon, làm mát cơ thể, chống lão hóa và ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư.

Mầm rau muống, mầm rau dền

Những hạt giống trồng rau mầm

Rau mầm rau muống có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, bổ sung chất sắt rất tốt cho người thiếu máu, loại rau này còn tốt cho người táo bón và phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.

Rau mầm họ đậu

Các loại rau mầm họ đậu gồm các loại mầm đậu tương (đậu nành), mầm đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe và chống lão hóa da rất tốt.

Những hạt giống trồng rau mầm

Rau mầm đậu đen, đậu đỏ

Rau mầm từ hạt đậu đen và đậu đỏ chứa nhiều chất đạm, chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa cao tốt cho sức khỏe và có thể đề phòng nhiều loại bệnh về tim mạch, giải độc, chống táo bón và đặc biệt là chống lão hóa da và vitamin E rất tốt cho làn da phụ nữ. Ngoài ra, ăn rau mầm đậu đen, đậu đỏ còn giúp tăng cường sinh lực, gây hưng phấn.

Rau mầm đậu nành

Trong rau mầm đậu nành có hàm lượng canxi, vitamin A và E cao, ngoài ra còn chứa các hợp chất giúp bảo vệ tim mạch, huyết áp và chống lão hoá da xương.

Rau mầm hướng dương

Rau mầm hướng dương có giá trị dinh dưỡng rất cao và ăn rất ngon, tuy nhiên mầm hướng dương không được trồng phổ biến vì hạt hướng dương khá đắt hơn so với những loại rau mầm khác. Ăn rau mầm hướng dương giúp kích thích ăn ngon, giảm suy nhược cơ thể, có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho những người bị bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, rau mầm hướng dương còn có công dụng giúp sáng mắt và chữa đau dạ dày.

Mầm lạc, vừng

Đây là loại rau mầm không được trồng phổ biến vì loại rau mầm này tương đối khó trồng, tuy nhiên rau mầm lạc và mầm vừng ăn rất ngon ngọt và bỗ dưỡng, trong mầm lạc, vừng chứa nhiều dưỡng chất giúp thanh lọc cơ thể và giúp bài tiết các chất độc, nóng ở trong người. 

Mầm mướp đắng

Rau mầm mầm đắng có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, tuy nhiên loại mầm mướp đắng không được trồng phổ biến.

Các loại rau mầm không ăn được

Rau mầm đa số là lành tính, dễ ăn và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số loại hạt không được trồng rau mầm để ăn, nếu không sẽ dễ gây ngộ độc với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,…

  • Mầm đậu ván
  • Mầm khoai tây
  • Mầm khoai lang
Tìm hiểu về hạt giống trồng rau mầm
các loại hạt dùng để trồng rau mầm
các loại rau mầm dễ trồng
các loại rau mầm ngon
trồng rau mầm bằng hạt gì
chọn hạt giống rau mầm
hạt giống trồng rau sạch
hạt giống trồng rau trong nhà
hat giong rau mam

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất

Rau mầm là loại rau trồng ngắn ngày, dễ trồng và dễ ăn, với nhiều chất dinh dưỡng, đạm, chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, do vậy mà rau mầm thường có trong mỗi bữa ăn với các món salad trộn, làm rau sống ăn kèm với nhiều món ăn được nhiều người ưa thích. Tại bài viết trước Hội nuôi trồng đã Hướng dẫn cách trồng rau mầm bằng đất và hôm nay cung cấp thêm với các bạn kỷ thuật trồng rau mầm thủy canh, trồng rau mầm bằng nước và không cần đất.


Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất
Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất


Đây là cách trồng rau mầm sạch và tiện lợi theo phương pháp thủy canh mà không cần đất để trồng rau, cách trồng này rất được mọi người ưa chuộng, tuy nhiên vì rau chỉ được nuôi dưỡng chủ yếu bằng nước nên rau mầm sẽ không ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn là trồng rau mầm bằng đất, cát hay tro trấu.

Chuẩn bị vật dụng trồng rau mầm thủy canh

  • Hạt giống rau mầm, bạn có thể mua các loại hạt giống rau mầm như hạt rau mầm củ cải trắng, cải ngọt, bông cải xanh, mầm suplơ xanh, rau muống, mè đen, và rau mầm từ các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu lăng… tại chợ hoặc siêu thị.
  • Sử dụng rổ rá, khay nhựa có đáy rộng, đáy rổ hay khay nhựa phải có đế cao khoảng 2cm và có lỗ hay khe hở nhỏ để rau mầm có thể mọc rễ xuống và để thoát nước.
  • Bông gòn, khăn giấy ăn, khăn ướt hoặc khăn sữa em bé.
  • Bình phun tưới nước.
Ngoài ra các bạn cũng có thể trồng rau mầm với cách tương tự như trên ở trong khay, thau, chậu, xoong nồi, tuy nhiên với những vật dụng này không có lỗ thoát nước nên bạn phải lưu ý mỗi lần tưới nước cho rau thì phải chắt ráo nước còn đọng lại bên trong, nếu không thì hạt mầm và rau mầm dễ bị úng nước và thối.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng rau mầm:

Bước 1: Ngâm hạt rau mầm

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất

Cho hạt giống rau mầm vào nước rửa sạch bụi bẩn. Ngâm hạt giống rau mầm vào nước ấm khoảng 40 – 50°C từ 6 – 8 tiếng, tùy loại hạt giống rau mầm. Nếu hạt to dày thì ngâm lâu hơn hạt nhỏ vỏ mỏng. Kiểm tra hạt nứt vỏ và bắt đầu nhú rễ thì vớt hạt ra ngoài, xả lại bằng nước lạnh, loại bỏ những hạt lép nổi lên mặt nước rồi vớt ra để thật ráo nước.

Bước 2: Gieo hạt rau mầm

1. Rải đều hạt rau mầm vào đáy rổ, nếu rổ có khe lớn hơn hạt giống thì bạn lót một lớp khăn giấy hoặc khăn ướt xuống đáy rổ, phun 1 ít nước làm ướt bông gòn hoặc khăn rồi rải đều hạt rau mầm lên.

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất
Lưu ý rải hạt thưa vừa phải để hạt có chỗ nảy mầm.

2. Dùng khăn giấy hoặc bìa carton che phủ kín rổ rau mầm và đặt vào nơi tối, khô ráo, kín gió và  không có ánh sáng thì hạt giống sẽ nhanh nảy mầm.

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất

Lưu ý: 

  • Lót 1 cái chậu hoặc thau bên dưới để hứng nước.
  • Đậy kín và để trong chỗ tối trong vòng 2 – 3 ngày tùy theo từng loại rau mầm. Sau khi kiểm tra thấy hạt nảy mầm thành cây con thì đem ra chỗ sáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Bước 3: Chăm sóc rau mầm

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất

Mỗi ngày tưới phun nước 2 – 3 lần cho rau mầm. Khi rau bắt đầu lớn thì cần tăng lượng nước tưới lên, tuy nhiên chỉ nên tưới đủ ẩm, nếu tưới nhiều quá sẽ bị úng.

Lưu ý: Bạn có thể đổ 1 ít nước vào chậu hoặc thau sao cho mặt nước gần sát với đáy rổ, như vậy thì khi rễ chạm nước thì bạn sẽ không cần tưới nước nữa để tiết kiệm thời gian, nhưng bạn cũng phải thay nước sạch hàng ngày để tránh nước dơ làm hư rễ. Tuy nhiên thì cách này dễ khiến rễ cây bị úng và thối nếu bạn không kiểm tra thường xuyên.

Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi gieo rau mầm thì cần che đậy và đặt rổ trồng rau ở nơi khô ráo, kín, tránh gió và ánh sáng chiếu vào.

Bắt đầu qua ngày thứ 4 thì bắt đầu mở lớp khăn che đậy trên rổ rau ra, đặt rổ trồng rau mầm ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh để rau tiếp xúc với ánh nắng gắt.

Bước 4: Thu hoạch

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất

Nếu là rau mầm từ các loại đậu thì sau khoảng 3 ngày có thể cho thu hoạch. Nếu rau mầm cải trắng, bông cải xanh, mầm cải đỏ,… thì cho thu hoạch trong vòng 5 – 7 ngày sau khi trồng.

Kiểm ra rau mầm lớn vừa ăn được là bạn có thể thu hoạch, đây là thời điểm tốt nhất để thu hoạch vì mầm đạt độ xanh, mướt và giàu chất dinh dưỡng nhất. Nếu để rau mầm lớn hơn thì sẽ giảm mất các chất dinh dưỡng có trong rau và ăn sẽ có vị đắng. Rau mầm trồng bằng nước rất sạch nên khi thu hoạch bạn chỉ cần rửa sạch và mang chế biến món ăn ngay.

Một số lưu ý khi trồng rau mầm bằng nước:

  • Cách trồng rau mầm bằng nước rất dễ bị úng nhũn, thối và có dòi, vì vậy phải chú ý vấn đề tưới nước, chỉ nên tưới nước đủ ẩm và để ráo, không được để rau mầm bị úng nước.
  • Trong vòng 2 – 3 ngày đầu khi gieo hạt rau mầm thì phải che đậy kín và để vào nơi thật tối, khô ráo và không được tiếp xúc với ánh sáng.
  • Sau 3 ngày kiểm tra rau mọc cây con thì không phải che đậy gì nữa và phải mang rau ra nơi có ánh sáng hoặc nắng nhẹ, nếu không thì rau sẽ bị thối nước, hư hỏng.

Với hướng dẫn cách trồng rau mầm bằng nước và trồng rau mầm không dùng đất như Hội nuôi trồng cung cấp thì các bạn có thể bắt tay vào trồng các loại rau mầm sạch tại nhà để có rau sạch ăn hàng ngày mà khỏi lo rau xanh không an toàn như mua ở ngoài nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công việc trồng rau mầm tại nhà. Nếu bạn quan tâm đến việc trồng rau xanh, rau sạch thì có thể tìm kiếm ở hoinuoitrong.com để xem nhiều hướng dẫn trồng rau củ và cây ăn quả chất lượng và cho thu hoạch năng suất cao nhé.

Xem một số thành quả trồng rau mầm bằng nước tại nhà

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất
Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất
Trổng rau mầm củ cải trắng tại nhà

Hướng dẫn trồng rau mầm không cần đất
Trồng rau mầm súp lơ xanh 

Tìm hiểu thêm

Chuyên mục Trồng trọt

Bản quyền thuộc Hội Nuôi Trồng

Copyright @hoinuoitrong.com

Tìm hiểu cách trồng rau mầm bằng nước

cách trồng rau sạch tại nhà
cách trồng rau mầm tại nhà
cách trồng rau mầm không cần đất
cách trồng rau mầm không dùng nước
cách trồng rau mầm bằng nước
cách trồng rau mầm bằng rổ nhựa
trồng rau mầm bằng khăn giấy
cách trồng rau mầm đơn giản
kinh nghiệm trồng rau rầm nhanh ăn
trồng rau mầm bằng hạt gì
cách tưới nước cho rau mầm
trồng rau bằng phương pháp rau thủy canh
cách trồng rau mầm thủy canh

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

Rau mầm là một loại rau xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại rau thường, vì vậy mà rau mầm được xem là một loại rau sạch được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn với các món ngon như salad, rau sống tươi ngọt cho các món súp, lẩu, ăn kèm cùng các loại thịt, hải sản,…. Việc trồng rau mầm cũng rất đơn giản, không dùng phân bón và nhanh được ăn nên không sợ sâu bệnh, vì vậy hiện nay rất nhiều gia đình có xu hướng tự trồng rau mầm tại nhà. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm rau mầm để có thể tự cung cấp rau sạch cho các bữa ăn của gia đình bạn.

Hướng dẫn cách trồng rau mầm
Hướng dẫn cách trồng rau mầm  


Rau mầm là loại rau trồng ngắn hạn, khi cây mới phát triển ở giai đoạn mầm thì rau cho thu hoạch, chỉ 5 – 7 ngày sau khi gieo hạt là ăn được. Đây là loại rau dễ trồng và dễ ăn nên rất được nhiều người ưa chuộng trồng. Ngoài ra, điều quan trọng nhất chính là giá trị dinh dưỡng mà rau mầm cung cấp, trong rau mầm có chứa nhiều loại vitamin, axit amin, chất xơ, đạm và các chất dinh dưỡng với hàm lượng cao hơn gấp nhiều lần so với các loại rau xanh khác có lợi cho sức khỏe của con người. Ăn rau mầm sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa, chống ôxy hoá, ngăn ngừa các nguy cơ về tim mạch và ung thư, giải cảm,….

Chọn địa điểm trồng rau mầm

Đầu tiên là bạn phải khảo sát xem với ngôi nhà của mình thì có thể trồng rau ở địa điểm hay không gian nào là phù hợp nhất, để tránh việc cây trồng lấn chiếm diện tích rồi phải di chuyễn cây trồng hết nơi này sang nơi khác làm mất sức.

Điều quan trọng nhất là địa điểm, vị trí trồng rau mầm cần phải là nơi khô ráo, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mưa hoặc gió.

Chọn loại hạt giống rau mầm

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

Có rất nhiều loại hạt giống để trồng rau mầm, loại rau mầm được trồng phổ biến nhất là rau mầm củ cải trắng, cải ngọt, bông cải xanh, mầm suplơ xanh, rau muống, mè đen, và rau mầm từ các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, đậu lăng… Được ưa chuộng nhất vẫn là hạt rau mầu củ cải trắng do dễ trồng và dễ ăn. Rau mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng ở giai đoạn ây vừa mọc mầm khoảng 1 tuần là thu hoạch được, nếu để cây lớn hơn thì càng giảm giá trị dinh dưỡng của rau mầm.

Chuẩn bị vật dụng trồng rau mầm

Có nhiều cách để trồng rau mầm mà có thể không dùng đất, nhưng cách trồng rau mầm chất lượng nhất vẫn là trồng rau mầm bằng đất. Vì vậy bạn cần chuẩn bị một số thứ để trồng rau mầm như sau:

  • Thùng xốp, khay nhựa, thau rổ, xô chậu. Lưu ý là với những loại vật dụng này thì phải đục một vài lỗ tròn ở dưới đáy chậu để giúp đất thoát nước. Tùy theo kích thước xô chậu, thùng xốp mà khoét lỗ, đừng nên khoét lỗ quá lớn sẽ làm thoát nước nhanh, trôi đất. Thùng xốp trồng rau mầm phải được kê cao lên cách mặt đất ít nhất là 5cm.
  • Đất trồng, xơ dừa hoặc mùn cưa.
  • Bình phun tưới nước.

Làm Đất trồng rau mầm

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

Đất trồng rau mầm phải chọn loại đất tơi xốp, mềm, loại đất có nhiều dinh dưỡng và khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất với các loại gỗ mùn, tro trấu, xơ dừa hoặc cũng có thể dùng cát hay tro bếp để trồng rau mầm. Nếu đất quá khô cứng sẽ khiến rau mầm không thể mọc nỗi. Hiện nay trên thị trường cũng có bán các loại đất sạch chuyên trồng rau mầm, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng.

Đối với thùng xốp thì bạn dùng vật nhọn đục 6 lỗ nhỏ song song nhau ở dưới đáy thùng để giúp thoát nước khi tưới.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng rau mầm

Bước 1: Ngâm hạt giống rau mầm

Cho hạt giống vào nước rửa sạch bụi bẩn. Ngâm hạt giống rau mầm vào nước ấm khoảng 30 – 50°C từ 2 – 5 tiếng, tùy loại hạt giống rau mầm. Nếu hạt to dày thì ngâm lâu hơn hạt nhỏ vỏ mỏng.

Vớt hạt rau mầm ra, xả lại bằng nước lạnh, loại bỏ những hạt lép nổi lên mặt nước rồi vớt ra để thật ráo nước.

Bước 2: Gieo hạt rau mầm

1. Đổ đất trồng vào gần đầy thùng xốp, tưới một ít nước vào trộn đều cho đất ẩm, sau đó san phẳng mặt đất, lưu ý không nên nén đất chặt xuống sẽ làm đất cứng khiến hạt mầm khó mọc rễ.

2. Gieo rải hạt giống lên trên mặt đất, rải hạt đều nhau, tránh để dính chồng lên nhau sẽ khiến hạt dễ bị nấm mốc.

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

3. Lấp một lớp đất sạch mỏng lên trên. Tưới phun một ít nước lên mặt đất để tạo ẩm cho đất.

4. Dùng tấm bạc, bao nylong, hay tấm bìa carton đậy kín đậy kín thùng xốp trong 3 ngày đầu. Mục đích để tránh ánh sáng chiếu vào, hạt mầm trong bóng tối giúp kích thích hạt nảy mầm và rau mọc nhanh.

Bước 3: Chăm sóc rau mầm

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

Ánh sáng và nước sẽ quyết định chất lượng của rau mầm từ khả năng sinh trưởng, giá trị dinh dưỡng cho đến hương vị, độ xanh, độ mập của rau mầm. Do vây bạn cần chú ý:

  • Mỗi ngày phun nước cho rau mầm từ 2 -3 lần để tạo độ ẩm cho rau mọc. 
  • Trong 3 ngày đầu sau khi gieo rau mầm thì cần che đậy và đặt thùng xốp ở nơi khô ráo, kín, tránh ánh sáng và gió.
  • Bắt đầu qua ngày thứ 4 thì bắt đầu mở lớp che đậy trên thùng xốp ra, đặt thùng trồng rau mầm ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh để rau tiếp xúc với ánh nắng gắt. 

Bước 4: Thu hoạch

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

Sau 5 – 7 ngày, kiểm ra rau mầm lớn vừa ăn được là bạn có thể thu hoạch, đây là thời điểm tốt nhất để thu hoạch vì mầm đạt độ xanh, mướt và giàu chất dinh dưỡng nhất. Nếu để rau mầm lớn hơn thì sẽ giảm mất các chất dinh dưỡng có trong rau và ăn sẽ có vị đắng.

Dùng dao cắt sát gốc cây rau mầm hoặc bạn có thể nhổ rau lên khỏi mặt đất và dùng kéo cắt bỏ rễ. Rau mầm sau khi trồng chỉ cần rửa sạch và mang chế biến món ăn ngay.

Hướng dẫn cách trồng rau mầm

Với hướng dẫn cách trồng rau mầm như Hội nuôi trồng chia sẽ thì các bạn có thể bắt tay vào trồng các loại rau mầm sạch tại nhà để có rau sạch ăn hàng ngày mà khỏi lo rau xanh không an toàn như mua ở ngoài nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công việc trồng rau mầm tại nhà!

Tìm hiểu thêm


Chuyên mục Trồng trọt

Bản quyền thuộc Hội Nuôi Trồng

Copyright @hoinuoitrong.com

Tìm hiểu cách trồng rau mầm
cách trồng rau sạch tại nhà
cách trồng rau mầm
trồng rau mầm bằng đất, cát, tro bếp
hướng dẫn trồng rau mầm tại nhà
cách trồng rau mầm bằng thùng xốp
cách trồng rau mầm đơn giản
cách trồng rau mầm không cần đất
kinh nghiệm trồng rau mầm bằng rổ rá
kinh nghiềm trồng rau rầm nhanh ăn
trồng rau mầm bằng hạt gì

trồng rau mầm vài ngày có ăn

rau mầm cải trắng, cải ngọt, bông cải xanh
trồng rau mầm tần ô
trồng rau mầm cải trắng
trồng rau mầm bằng hạt đậu nành
trồng rau mầm bằng hạt hướng dương

kinh nghiệm chăm sóc rau

Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

Giá đỗ là loại rau sạch dễ ăn và dễ trồng tại nhà, tại bài viết trước Hội nuôi trồng đã hướng dẫn cách làm giá đỗ chất lượng và hôm nay xin chia sẽ với các bạn một số cách làm giá đỗ đơn giản khác vô cùng nhanh gọn và tiện lợi, bạn có thể chọn cách nào đơn giản nhất mà mình có thể làm tại nhà để tự làm giá đỗ sạch cho cả nhà có thực phẩm sạch an toàn dùng trong bữa ăn mỗi ngày nhé!


Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà
Một số cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà đơn giản và hiệu quả

1. Làm giá đỗ bằng hộp sữa

Cách này thật đơn giản và tiện lợi, bạn có thể tận dụng những vỏ hộp sữa tươi loại 1 lít đã uống hết và cho nước vào hộp xóc cho sạch sữa bên trong hộp là có thể sử dụng để làm giá đỗ rồi.

Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

Ưu điểm: 

  • Cách làm giá đỗ này rất đơn giản, tiện lợi, ít công đoạn, không mất nhiều công sức và thời gian.

Nhược điểm: 

  • Chỉ làm được một lượng nhỏ giá đỗ. Nếu muốn làm nhiều giá thì phải dùng đến nhiều hộp.
  • Khó kiểm tra được tình trạng giá đỗ ở bên trong hộp sữa, đôi khi giá đỗ bị úng và thối không mọc giá.
  • Khó kiểm soát được lượng nước còn động lại bên trong hộp sữa. Nếu hộp không thể thoát nước được và lúc chắt nước trong hộp cho ráo thì sẽ khiến giá đỗ bị úng thối.

Xem cách làm chi tiết: Hướng dẫn cách làm giá đỗ bằng hộp sữa

2. Làm giá đỗ bằng chai nhựa

Đây là cách làm được nhiều người thích thú nhất. Với cách làm này bạn có thể sử dụng những chai nhựa từ nước suối hay nước ngọt cỡ 1 lít hoặc lớn hơn tùy ý.

Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

Ưu điểm:

  • Cách làm giá đỗ bằng chai nhựa khá tiện lợi, khi tưới nước cho giá đỗ thì chỉ cần xả nước vào thau chậu và ngâm chai làm giá đỗ vào, không cần phải tưới nước thường xuyên.
  • Làm giá đỗ trong chai nhựa cho ra cọng giá mập, ít mọc lá gây đắng.

Nhược điểm:

  • Mất khá nhiều thời gian để làm công đoạn xử lý chai nhựa.
  • Vì chai nhựa không thể che được ánh sáng nên cần phải bao bọc bằng vải tối màu hay bao nylong màu tối thì mới ủ giá đỗ được.
  • Khả năng thoát nước từ chai nhựa kém nên dễ đọng nước trong chai khiến giá dê bị úng và bị hỏng thối.

Xem cách làm chi tiết: Hướng dẫn cách làm giá đỗ bằng chai nhựa

3. Làm giá đỗ bằng giấy ăn

    Đây là cách làm giá đỗ sạch và gọn gàng mà mọi người thường ưa chuộng để làm. Cách làm giá đỗ bằng giấy ăn, khăn ướt rất đơn giản, bạn hãy sử dụng những tấm khăn giấy hay khăn ướt để dùng làm giá đỗ tại nhà nhé.

    Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

    Ưu điểm:

    • Có thể làm được một lượng giá đỗ nhiều, cọng giá đỗ trắng và sạch.

    Nhược điểm:

    • Khăn giấy lót ở mặt đậu khi tưới nước lên vài lần thì giấy sẽ bị nát ra, do vậy phải thường xuyên phủ lớp khăn giấy mới. Để tiện lợi hơn bạn có thể dùng khăn giấy ướt nhé.

    Xem cách làm chi tiết: Hướng dẫn cách làm giá đỗ bằng khăn giấy

    4. Cách làm giá đỗ bằng xoong nồi 

    Cách làm này thật đơn giản và các chị em có thể tận dụng ngay những chiếc xoong, nồi trong nhà bếp để làm giá đỗ sạch cho cả nhà ăn đấy. Chỉ cần chuẩn bị xoong, nồi có nắp và một ít đậu xanh là có thể tiến hành ngay rồi.

    Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

    Ưu điểm:

    Vật dụng để làm giá đỗ có sẵn ngay ở nhà bếp với xoong, nồi có nắp.
    Dễ kiểm tra được tình trạng giá đỗ.

    Nhược điểm:

    • Vì xoong nồi không có lỗ để thoát nước nên nếu không chắt hết nước trong nồi mà vẫn còn lượng nước đọng lại ở trong thì sẽ khiến giá đỗ dễ bị thối. 
    • Nếu làm không đúng cach thì giá dễ bị tím, mọc rễ và đắng.

    Xem cách làm chi tiết: Hướng dẫn cách làm giá đỗ bằng xoong nồi

      5. Làm giá đỗ mập bằng cát

      Đây là cách làm giá phổ biến của những gia đình ở vùng nông thôn, họ tận dụng những bãi cát để làm giá đỗ, cách này cho ra những cọng giá đỗ mập mạp và ngon ngọt. Với những gia đình ở thành phố thì bạn có thể mua cát ở các cửa hàng để làm giá đỗ sạch nhé.

      Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

      Ưu điểm:

      • Với cách làm này thì có thể làm được rất nhiều giá đỗ trong 1 lần và thu hoạch nhanh chỉ trong vòng  2 – 3 ngày.
      • Giá đỗ làm bằng cát có nhiều chất dinh dưỡng hơn, cho ra cọng giá chất lượng, mập mạp, trắng và ngọt bùi.

      Nhược điểm:

      • Công đoạn làm cát khá tốn công sức. Nếu nhà bạn không có cát thì phải mua cát ở cửa hàng sẽ tốn một khoảng chi phí để làm giá đỗ.  
      • Trồng giá đỗ dưới cát thì sẽ khó kiểm soát độ ẩm của lớp cát ở phía bên dưới, đôi khi cát quá khô và nóng khiến giá không mọc được. 
      • Nếu tưới quá nhiều nước lên mặt cát thì sẽ gây ứ đọng khiến đỗ bị úng nước và thối ngay ở bên dưới lớp cát.
      • Sau 4, 5 lần làm giá đỗ thì phải thay cát mới

      Xem cách làm chi tiết: Hướng dẫn cách làm giá đỗ bằng cát

        6. Cách làm giá đỗ bằng tro bếp

        Đây là một cách làm giá đỗ rất hiệu quả, cho ra những cọng giá mập mạp, trắng, ít rễ và ngọt bùi, tuy nhiên cách làm giá đỗ này chỉ được sử dụng nhiều ở những gia đình nấu bếp lò có tro bếp. Đa phần các gia đình hiện nay đều sử dụng bếp ga, bếp điện nên việc làm giá bằng cách này cũng không được ưa chuộng lắm. Tuy nhiên, bạn có thể tìm mua tro bếp tại các cửa hàng để làm. Cách làm cũng rất đơn giản, ít tưới nước sẽ rất thuận tiện cho bạn đấy.

        Mách bạn 6 cách làm giá đỗ đơn giản tại nhà

        Ưu điểm:

        • Cách làm này cũng có ưu điểm gần giống với cách làm giá bằng cát. Với cách làm này thì có thể làm được rất nhiều giá đỗ trong 1 lần và thu hoạch nhanh chỉ trong vòng 2 – 3 ngày. 
        • Giá đỗ làm bằng tro bếp hay tro trấu cho ra cọng giá rất chất lượng, cọng giá trắng mập và ngọ mát.
        • Cách làm này bạn sẽ không cần phải nước nước thường xuyên vì tro trấu có khả năng giữ ẩm tốt.

        Nhược điểm:

        • Nếu nhà bạn không có tro bếp thì phải mua tro trấu ở cửa hàng sẽ tốn một khoảng chi phí để làm giá đỗ.
        • Vì tro có khả năng giữ ẩm tốt, nên nếu tưới nhiều nước sẽ dễ khiến giá bị ngập úng và hư thối. 
        • Cũng như cát, tro trấu sau 4, 5 lần làm giá đỗ thì phải thay tro mới

        Với 6 cách làm giá đỗ như Hội nuôi trồng chia sẽ thì các bạn có thể chọn cho mình một cách đơn giản và thuận tiện nhất với bạn để bắt tay vào thực hiện làm giá đỗ sạch tại nhà để có giá sạch ăn hàng ngày nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công việc tự làm giá đỗ sạch tại nhà!

        Tìm hiểu thêm

        Chuyên mục Trồng trọt

        Bản quyền thuộc Hội Nuôi Trồng

        Copyright @hoinuoitrong.com

        Tìm hiểu cách làm giá đỗ 

        cách làm giá đỗ tại nhà
        cách làm giá đỗ đơn giản
        cách làm giá đỗ nhanh
        hướng dẫn làm giá đỗ
        những cách làm giá đỗ
        cách làm giá đỗ bằng rổ nhựa
        làm giá đỗ bằng hộp sữa
        làm giá đỗ bằng chai nhựa, chai nước suối
        làm giá đỗ bằng nồi cơm điện
        làm giá đỗ bằng cát
        làm giá đỗ bằng tro bếp
        làm giá đỗ bằng khăn giấy, khăn vải
        các cách làm giá đỗ đơn giản nhất
        cách làm giá đỗ tương
        cách làm giá đỗ đậu xanh
        cách làm giá đỗ bằng máy