Category Archives: Chó

Hội những chú chó lười nhất nhà

Đa phần những con chó vật nuôi trong gia đình đều rất hiếu động, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng phá phách nếu không được thỏa không gian để vui chơi, vận động. Vì vậy có một số gia đình cảm thấy quá đỗi vất vả khi chứa chấp ‘thành viên’ này. Tuy nhiên một số gia đình khác thay vì mong chờ một chú chó vui nhộn, năng nổ việc nhà thì lại phải ngán ngẫm khi rước những người bạn ‘siêu lười’ về nhà. Cùng điểm mặt những chú chó vượt mặt cả đàn chị ‘mèo lười’ trong danh sách dưới đây nha!

Hội những chú chó lười nhất nhà
Hội những chú chó lười nhất nhà

1. Basset Hound

Hội những chú chó lười nhất nhà

Đứng đầu bảng là dòng họ chó lùn Basset Hound, nhìn cái tướng ủn ỉn là biết độ lười của các chú này tỉ lệ thuận như thế nào rồi nhỉ. Basset Hound cũng là giống chó săn nhưng do kích thước khá nhỏ và nặng nề nên không được lanh nhẹ tuy nhiên chúng là những chú chó có tính cách rất dễ thương và tình cảm. Tuy lười và còn ăn nhiều, thích nằm chui rúc trong chăn ấm nhưng nó cũng rất cảnh giác và có thể trông nhà giỏi lắm đó nha.
giống chó của nga Ailen

2. Irish Wolfhound

Hội những chú chó lười nhất nhà

Đây là một trong những giống chó cao lớn và được mệnh danh là “gã khổng hồ hiền lành và lười biếng” đấy nhé. Phần lớn tính cách của loài chó này rất điềm tĩnh, tình cảm và thích gần gũi bên gia đình. Tuy cơ thể to cao nhưng chúng rất lười đi bộ và vận động, nhưng cũng bù lại là tuy lười vận động nhưng chúng lại có sức mạnh bền bỉ, có khả năng bảo vệ chủ và nhà cửa rất dũng cảm.

3. Bulldog

Hội những chú chó lười nhất nhà

Ấn tượng đầu tiên mà bạn nhìn thấy một con chó mặt xệ Bulldog là gì? Một con chó mập ú, mặt xệ với nhiều nếp nhăn, trong có vẻ hung dữ nhưng cũng rất đáng yêu. Chó Bull rất hiền lành và thân thiện. Loài chó này lười vận động mạnh và không thích phá phách, đào bới mà ngược lại rất yêu thích chơi đùa với trẻ con và quanh quẩn bên người chủ của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải thường xuyên “ép” chú chó này tham gia các bài tập vận động nếu không chúng rất dễ bị béo phì và nhiều chứng bệnh kéo theo đó nha.

4. Chow Chow

Hội những chú chó lười nhất nhà

Chow chow là một chú sư tử nhỏ rất lém lĩnh và nhanh nhẹn, thế nhưng tại sao lại bảo chúng là những chú chó lười của gia đình nhỉ? Thật ra bản tính của loài chó này không phải lười sẵn mà là do cấu trúc cơ thể của nó khá đầy đặn với bộ lông dày rậm nên đôi khi khiến chó hay bị “nóng trong người”, khiến chó lười hoạt động, thích nằm cục một chỗ để thư giãn. Vào mùa hè thì tốt nhất nên cắt tỉa lông cho chú chó chow chow để chúng bớt lười đi nhé.

5. Chó thạch sư khuyển Shih Tzu

Hội những chú chó lười nhất nhà

Vốn là dòng chó hoàng gia quý tộc nên việc dòng họ chó Thạch sư khuyển Shih Tzu thích hưởng thụ là điều dễ hiểu thôi. Đa phần những chú chó này có tính cách thanh nhã, thích nhẹ nhàng thế nên chúng được thương yêu, nuông chiều và tránh phải vận động mạnh.

6. Chó Shar-Pei

Hội những chú chó lười nhất nhà

Một con chó “nhăn không có chỗ phẳng” Shar-Pei sẽ khiến bạn hình dung ra cuộc sống hằng ngày của nó như thế nào? Đó là việc ăn, ngủ và lăn lê ở các góc nhà, chúng rất lười vận động, đặc biệt dù sống chung với chúng trong bao lâu thì bạn cũng sẽ rất hiếm khi thấy chúng chạy nhảy lăn tăn đâu nhé. Tuy nhiên, chúng cũng có điểm đáng yêu là rất tình cảm, lười nhưng có tinh thần bảo vệ nhà cửa, vật chất của chủ rất ghê gớm đó nha.

7. Chó ngao bull

Hội những chú chó lười nhất nhà

Sẽ thật bất ngờ khi những chú chó ngao bull là những chiến binh mạnh mẽ, nhanh nhẹn lại nằm trong danh sách những loài chó lười nhất của hội. Mặc dù thể chất mạnh mẽ và luôn tràn trề năng lượng nhưng những chú chó này lại yêu thích cuộc sống nhẹ nhàng, tình cảm bên mọi người trong gia đình. Nhìn chung thì những con chó này sẽ không ham hố những trò chơi vận động nhiều ở bên ngoài mà thay vào đó là được ở trong nhà với những người thân yêu thôi đấy. Tuy nhiên, khả năng cảnh giác, bảo vệ và tấn công kẻ thù của chúng lại khiến chủ nhân rất hài lòng và yên tâm đấy.

Chó Corgi gia nhập hàng ngũ ‘cảnh sát’

Một tin vui cho những người yêu thích dòng chó Corgi là những chú chó chân lùn đáng yêu này sẽ có cơ hội để gia nhập vào lực lượng chó cảnh sát làm nhiệm vụ truy lùn dấu vết tội phạm và phát hiện các loại chất nổ, hàng cấm… 

Chó Corgi gia nhập hàng ngũ 'cảnh sát chó'
Chó Corgi gia nhập hàng ngũ ‘cảnh sát chó’

Corgi là loài chó nhỏ và lùn, tuy không to lớn, mạnh mẽ và hùng hổ như những dòng chó lớn khác nhưng lại rất nhanh nhẹn, bền bỉ và đặc biệt thông minh. Với những tố chất tích cực của loài chó nhỏ này, trung tâm huấn luyện chó quân đội cảnh sát tại Moscow – Nga đã tiến hành nghiên cứu và có kế hoạch đào đạo để đưa dòng chó lùn Corgi trở thành chó nghiệp vụ hỗ trợ cảnh sát làm nhiệm vụ truy lùn hàng cấm và tội phạm.
Theo phát ngôn của cơ quan thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti thì Moscow có thể sẽ sớm ra mắt lực lượng cảnh sát đáng yêu nhất thế giới – những chú cảnh sát chân lùn Corgi. Các trung tâm huấn luyện và đào tạo chó đặc nhiệm đang tiến hành đào tạo ra những “chiến sĩ cảnh sát” đầu tiên, điều này chắc chắn sẽ mang đến nhiều thú vị cho tất cả mọi người.

Chó Corgi gia nhập hàng ngũ 'cảnh sát chó'
Corgi là dòng chó nhỏ chân lùn nhanh nhẹn và có tính cách rất vui nhộn, đáng yêu

Một nhân viên của Hiệp hội chó giống Mỹ cho biết mọi người đã khá quen thuộc với các dòng chó đặc nhiệm như chó bẹc giêchó chăn cừu Malinois, mới đây các cơ quan quân đội Mỹ cũng đã đào tạo dòng chó Pitbull trở thành chó cảnh sát, đây đều là những dòng chó lớn có khả năng tấn công tội phạm rất hung dữ, và việc quân đội Nga lựa chọn dòng chó nhỏ Corgi trở thành chó nghiệp vụ là điều tuyệt vời, những chú chó Corgi sẽ là những điệp viên nhanh nhẹn, thông minh, được việc và đặc biệt đáng yêu.

Chó Corgi gia nhập hàng ngũ 'cảnh sát chó'
Chó Corgi rất thông minh và khả năng tập trung, học hỏi rất nhanh

Ngoài ra, những chú chó chân lùn này còn có khả năng đánh mùi rất tốt, khả năng tập trung và trí nhớ cao khiến việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn. Trước khi trở thành những “ứng cử viên” sáng giá của đơn vị cảnh sát thì những chú chó lùn Corgi đã trải qua những nghiệp vụ như chó dịch vụ, chó trị liệu giúp đỡ những người khuyết tật, khiếm thính. 
Giống chó Corgi có 2 dòng là chó Cardigan Corgi và Pembroke Corgi, theo như thông tin từ RIA Novosti hiện cho thấy họ đang đào tạo dòng chó Pembroke. Corgi cũng là loài chó yêu thích của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Chó Corgi gia nhập hàng ngũ 'cảnh sát chó'
Những chú chó Corgi có vinh dự trở thành chó Hoàng gia

Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về giống chó Corgi tại đây.

Pitbull trở thành chó cảnh sát ngầu nhất thế giới

Pitbull vốn là dòng chó dữ được mệnh danh là hung thần của kẻ địch, khi tấn công sẽ sẵn sàng liều mạng đến khi kết liễu được mạng sống của đối thủ thì mới buông. Tuy vậy, chúng không phải là loài chó hoang dã bất trị, mà ngược lại bản chất của chó Pitbull cực kỳ trung thành, tận tâm và dũng cảm. Nhận ra những giá trị tích cực từ loài chó từng “mang tiếng” nguy hiểm nhất thế giới này, những người làm nhiệm vụ thuần hóa và huấn luyện chó đặc nhiệm, quân sự và cảnh sát ở một số nước đã tạo cơ hội cho dòng chó Pitbull được trở thành chó cảnh sát chuyên nghiệp.

Pitbull trở thành chó cảnh sát ngầu nhất thế giới
Pitbull trở thành chó cảnh sát ngầu nhất thế giới


Tìm hiểu về giống chó 

Thực tế trên thế giới đã sử dụng một số dòng chó dữ để huấn luyện trở thành chó quân đội, chó cảnh sát với nhiệm vụ bắt cướp, truy tìm dấu vết tội phạm,… phổ biến nhất là dòng chó bẹc giê Đức và chó chăn cừu Malinois, đây là những dòng chó lớn mạnh mẽ và hung dữ. 

Đặc điểm chung của các dòng chó này đều có khả năng tấn công dữ dội và được đào tạo thêm phẩm chất dũng cảm và trung thành. Tuy nhiên để huấn luyện được những loài chó lớn và dữ trở nên thuần phục, tuân theo mệnh lệnh và trung thành cũng không phải là điều dễ dàng, bởi bản năng của những con chó lớn khá độc lập và hung hăn, phải cần đến nghiệp vụ chuyên môn và việc thấu hiểu hành vi, tâm lý của loài chó mới có thể điều khiển chúng được.

Pitbull trở thành chó cảnh sát ngầu nhất thế giới
Chó cảnh sát làm nhiệm vụ truy lùng và bắt tội phạm

Trên thế giới đã ghi nhận nhiều vụ chó Pitbull tấn công người, tuy nhiên, theo nhận định thì loài chó này không tự nhiên hung hãn trừ khi chúng phát hiện có mối nguy hiểm với bản thân nó và chủ nhân của nó. Những người làm trong ngành thuần hóa, đào tạo và huấn luyện chó đặc nhiệm ở Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về loài chó Pitbull từ phẩm chất, hành vi cho đến hoạt động của loài chó này đã công nhận rằng với sức mạnh và phẩm chất tuyệt đối trung thành với chủ, khi được trải qua sự đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp thì chắc chắc sẽ trở thành loài chó có ích trong việc chiến đấu và truy lùng tội phạm nguy hiểm.

Pitbull trở thành chó cảnh sát ngầu nhất thế giới
Việc đào tạo loài chó Pitbull trở thành chó nghiệp vụ cảnh sát đã tạo ra một cách nhìn tích cực hơn đối với loài chó dữ này. Bởi Pibull đã nổi tiếng với sự hung dữ và mạnh mẽ, nó được ghi nhận là dòng chó dữ và nguy hiểm nhất trong tất cả các giống chó trên thế giới. Một khi thuần hóa được bản năng của loài chó này thì sẽ biến nó trở thành một dũng sĩ chiến đấu dũng cảm và trung thành bậc nhất. Chính điều này đã giúp cho dòng chó này có một tấm vé gia nhập vào quân đội cảnh sát và trở thành chó nghiệp vụ. Đây được xem là một sự nỗ lực tích cực của ngành đào tạo chó nghiệp vụ – cảnh sát ở nước Mỹ và một số nước trên thế giới trong việc thuần hóa và huấn luyện chó.

Pitbull trở thành chó cảnh sát ngầu nhất thế giới

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Sớm bộc lộ sở thích hội họa như chủ nhân của mình, chú chó Dagger đã khiến cho cô chủ rất bất ngờ vì sở trường vẽ tranh kì diệu của chú chó. Với khả năng tạo ra những bứt họa nguệch ngoạc màu sắc nhưng lại rất có hồn và thú vị, điều này đã giúp chú chó Dagger vừa thỏa sức vui chơi, làm việc cùng cô chủ và còn kiếm được một khoản tiền tương đối lớn từ việc bán các bức vẽ do chính mình tạo ra.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp
“Họa sĩ bốn chân” Dagger 


Yvonne làm nghề họa sĩ tự do, cô nuôi 3 chú chó cưng trong nhà và một trong số các con chó này đã khiến cho cô vô cùng bất ngờ về tài năng hội họa thiên bẩm của nó. Nữ họa sĩ đã chia sẽ rằng Dagger là một con chó rất đặc biệt, nó không chỉ là một người bạn chó bốn chân mà còn là một nghệ sĩ thực thụ với những bức vẽ màu sắc rất có hồn và thú vị.

Nói về điều này nữ họa sĩ kể lại rằng: “Một ngày nọ khi tôi đang làm việc trong phòng tranh của mình thì Dagger bất ngờ đi vào và tỏ vẻ muốn làm gì đó, nó bắt đầu gắp lấy một cây cọ vẽ và tiến lại gần tôi.  Tôi nghĩ rằng có lẽ nó đang muốn chơi đùa với những thứ này và hỏi rằng Dagger, cậu có muốn vẽ một thứ gì đó không? nó tỏ vẻ phấn khích và chiếc đuôi ve vẫy và tôi bắt đầu dạy cho nó vẽ những nét đầu tiên. Sau đó thì hoàn toàn bất ngờ với bức họa “nguệch ngoạc” màu sắc vô cùng đẹp đẽ của Dagger”.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó Dagger ra dáng một họa sĩ thực thụ khi dùng miệng ngậm bút lông để vẽ một cách rất chuyên nghiệp. Chú ngậm bút và đứng ở khoảng cách vừa phải với giá vẽ để quệt những nét vẽ tuyệt diệu.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Nhận ra “tố chất thiên bẩm” của chú chó Dagger, hàng ngày cô đều cho Dagger thỏa sức với sở trường vẽ tranh và thật kì diệu khi những bức tranh của chú chó nhận được rất nhiều sự quan tâm, yêu thích của mọi người và càng tuyệt vời hơn khi có khá nhiều đơn đặt hàng tỏ ý muốn mua những bức tranh thú vị của “họa sĩ chó” Dagger.

Những bức họa của Dagger trung bình được bán với giá khoảng 50$/ bức (khoảng hơn triệu VNĐ). Số tiền thu được từ việc bán tranh của Dagger đều được tặng cho các tổ chức từ thiện và quỹ bảo vệ động vật.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Tên tuổi và những tác phẩm nghệ thuật của chú chó Dagger ngày càng được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới, điều này giúp cho những đơn đặt hàng đến liên tục khiến nữ họa sĩ Yvonne và “họa sĩ chó Dagger” hầu như luôn luôn bận rộn. Tuy nhiên, để không khiến chú chó phải căng thẳng và mệt mõi vì vậy nên ‘họa sĩ bốn chân” chỉ bắt đầu làm việc khi cảm thấy thích thú.

Cùng chiêm ngưỡng những bức tranh thú vị của “họa sĩ chó” Dagger nào!

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp
Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Những chú chó trị liệu mang lại niềm vui cho trẻ em bị bệnh

Các bác sĩ trên thế giới đã công nhận sự đóng góp một phần không hề nhỏ của những chú chó trong việc chăm sóc và đem lại những tác động tích cực đến các bệnh nhân từ trẻ em cho đến người già, người khuyết tật.

Những chú chó trị liệu mang lại nụ cười cho trẻ em bị bệnh tật
Những chú chó trị liệu mang lại nụ cười cho trẻ em bị bệnh tật


Ashley Fiffick là một nữ bác sĩ làm việc tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati, cô là một người bác sĩ giàu lòng nhân ái và tận tâm trong việc chữa trị cho các bệnh nhi ở bệnh viện. Ashley Fiffick đã nuôi hai chú chó cưng lông vàng có tên là Drummer và Leica, cô rất yêu quý chúng và điều tuyệt vời hơn là cô ấy đã tìm cơ hội để giao cho Drummer và Leica có những công việc hữu ích tại bệnh viện nơi mà cô công tác.

Các bác sĩ ở bệnh viện ban đầu đã thử cho hai con chó này tiếp xúc và làm quen với các bệnh nhi, sau đó lấy ý kiến của các bệnh nhân để chắc chắn rằng những đứa trẻ đang phải chịu nhiều đau đớn từ các cuộc chữa trị sẽ cảm thấy vui vẻ và mong muốn có một bạn chó để chơi đùa. Sau một thời gian để hai con chó này “chăm sóc” các em bé bị bệnh thì nhận được nhiều phản ứng tích cực hơn mong đợi, rằng các em cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn khi có sự xuất hiện những “bạn chó” đáng yêu này.

Bé gái có tên Gia 9 tuổi là bệnh nhi tại bệnh viện nhi Cincinnati điều trị bệnh viêm tụy sau thời gian buồn bã và đau đớn do các cuộc trị liệu đã trở nên tốt hơn và sức khỏe hồi phục nhanh chóng nờ có sự quan tâm của chú chó Drummer khiến cô bé trở nên lạc quan hơn trong thời gian nằm bệnh viện.

Những chú chó trị liệu mang lại nụ cười cho trẻ em bị bệnh tật
“Mẹ của bệnh nhi 9 tuổi cho biết con gái của bà đã rất buồn và đau đớn khi nằm trên giường bệnh, và chỉ khi Drummer đến thăm và nhảy lên giường nằm cạnh con bé thì con bé cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc”

Người thân của bé đã chia sẽ rằng: “con bé đã không thể chịu được sự đau đớn, vài tháng trôi qua chúng tôi không thể nhìn thấy một nụ cười trên khuôn mặt và ánh mắt của con bé, và nó đã trở nên vui vẻ hơn khi được bác sĩ cho tiếp xúc với chú chó trị liệu mang tên Drummer, con bé rất quý chú chó từ những buổi gặp gỡ và nó đã hứa với các bác sĩ sẽ vui vẻ và nhanh chóng khỏe mạnh để có thể được gặp lại chú chó đó Drummer một lần nữa, kể từ đó tinh thần và sức khỏe của con bé đã phục hồi rất nhanh.”

Cặp chó này được các bác sĩ giao nhiệm vụ hàng ngày sẽ đi thăm từng đứa trẻ đang phải điều trị bệnh. Theo đó thì chú chó Drummer sẽ làm việc trong bệnh viện nhi, còn cô chó Leica sẽ chăm sóc những bệnh nhi ngoại trú theo yêu cầu.

Chú chó Drummer 2 năm tuổi, nó làm việc một tuần 40 giờ cùng chủ của mình là nữ bác sĩ Fiffick tại Bệnh viện Nhi Cincinnati.

Nói về điều này, bác sĩ Fiffick chia sẽ rằng: “Theo kết quả thu được khi đưa cặp chó Drummer và Leica vào bệnh viện để ‘chăm trẻ’ thì những đứa trẻ đã cảm thấy vui vẻ và có những biểu hiện tích cực hơn, đây là một dấu hiệu tốt mà ngành y tế có thể suy nghĩ về việc huấn luyện chó trị liệu để chăm sóc bệnh nhân”

Những chú chó trị liệu mang lại nụ cười cho trẻ em bị bệnh tật
Chú chó Drummer đến thăm một bệnh nhi tại bệnh viện Cincinnati Nathaniel Taylor

Bác sĩ Fiffick cho biết rằng những con chó này đã giúp đỡ các bệnh nhi rất nhiều từ việc khuyến khích bệnh nhân ngồi dậy và đi bộ xung quanh, đặc biệt là chúng mang lại niềm vui, tiếng cười và động lực cho các bệnh nhân nhí.

Những chú chó trị liệu mang lại nụ cười cho trẻ em bị bệnh tật
Leica đến thăm bệnh nhi Kendall Schuler 16 tuổi

Sharon McLeod là giám đốc cao cấp của chương trình Chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em đã nói rằng những con chó vật nuôi được huấn luyện trở thành chó trị liệu có khả năng mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân trên một mức độ mà các y tá, bác sĩ hoặc các nhà trị liệu không thể.

Theo đó vị giám đốc này cho rằng đây là một sự khởi đầu tuyệt vời để đưa chương trình huấn luyện chó trị liệu trở thành những “ý tá” chuyên nghiệp tại các bệnh viện với đối tượng bệnh nhân là trẻ em và người già.

@Coppyright: Hoinuoitrong.com

Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng là giống chó có tiếng trong giới nuôi chó dữ để bảo vệ và canh giữ nhà cửa, tài sản, đây cũng là dòng chó được giới chơi chó lớn đặc biệt quan tâm bởi sự khổng lồ và dũng mãnh của chúng có thể tạo ra sự uy nghi cho người chủ. Việc nuôi dưỡng chó ngao Tây Tạng là cả một quá trình nghiêm ngặt không hề đơn giản như nuôi những dòng chó cảnh khác, tại bài viết này sẽ chia sẽ cho mọi người những phương pháp và kinh nghiệp để nuôi, chăm sóc và đào tạo được loài chó Ngao Tây Tạng hiệu quả.
Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây Tạng
Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây tạng

1. Chọn giống chó ngao Tây Tạng

Để chọn mua được một con chó ngao Tây Tạng giống tốt, khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn, tránh mua phải chó Ngao lai hay không đạt tiêu chuẩn sẽ rất khó nuôi, khó đào tạo và khá nguy hiểm. Vì vậy trước khi quyết định nuôi chó Ngao thì bạn nên tìm hiểu rõ về các đặc điểm ngoại hình và đặc tính của giống chó này.

Kinh nghiệm để chọn mua được một con chó Ngao Tây Tạng tốt và đúng tiêu chuẩn là tổng thể cơ thể của chó phải to lớn, các cặp chân to cao mạnh mẽ, thân hình hơi dài, cấu trúc xương lớn và nặng, tuy vậy chó Ngao có dáng đi rất nhanh nhẹn và oai vệ. Chó Ngao con 2 tháng tuổi nặng tầm 10kg là đạt chuẩn.

Chó ngao đúng chuẩn có đầu thủ rất lớn, trán và mặt rất rộng, có nếp nhăn, xung quanh đầu và mặt được bao phủ bởi lông dài rậm trông như bờm của loài Sư Tử lớn, loài chó này có đôi mắt nhỏ và sâu thường nheo lại, mũi cao và lỗ mũi to, mõm chúng rất rộng, môi trên phủ xuống môi dưới với 2 cặp ranh năng dài rất hung dữ và nguy hiểm, đôi tai hình chữ V tương đôi nhỏ và mọc thấp dưới đầu và thường rũ xuống, chiếc đuôi của chó khá ngắn phủ rậm lông và thường cuộn tròn trên lưng.

ngao Tây tạng
Tìm hiểu kỹ về những đặc tính của giống chó ngao Tây tạng

2. Chế độ dinh dưỡng của chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng là dòng chó rất lớn và có thể lực rất mạnh mẽ nên chế độ chăm sóc con chó này không hề đơn giản, nếu chó Ngao không có chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất thì rất dễ bị suy yếu và mất dáng.

Để chăm sóc tốt cho chó Ngao bạn cần đảm bảo chế độ ăn của chó phải nghiêm ngặt, được cung cấp đầy đủ các chất đạm, canxi, vitamin, khoáng chất, vi lượng cần thiết. Tuy nhiên không nên cho Ngao ăn quá nhiều và không nên cho ăn những thức ăn có nước.

ngao Tây tạng
Chăm sóc chó ngao Tây tạng theo độ tuổi
Từ 2 – 4 tháng tuổi chó Ngao nên được ăn nhiều thịt nạc, 1 chén thức ăn khô mỗi ngày và chia thành 3 bữa.
Từ 5 – 10 tháng tuổi nên bắt đầu tăng dần khẩu phần ăn cho chó nhưng chia thành 2 buổi trong ngày, khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều thịt, nội tạng động vật, gan heo, cổ gà, trứng, rau củ, thức ăn khô 2 chén mỗi ngày…. thời điểm này nên cho chó gặm xương ống để rèn luyện cơ hàm cho chó.
Chó Ngao từ 10 tháng tuổi trở lên có thể ăn 1 – 2 bữa trong ngày, khẩu phần ăn lúc này được tăng lên nhiều để đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho con chó, chế độ ăn của chó phải có nhiều chất đạm, canxi, nên tăng cường thêm thịt bò, thịt lợn, các loại xương bò, xương heo, cổ gà,… có thể cho chó Ngao ăn thịt và xương từng khối lớn, ăn trứng gà sống và trứng vịt lộn giúp cho chó phát triển cơ và lông. Chú ý rằng cế độ dinh dưỡng cho chó Ngao phải luôn đảm bảo cho chúng đủ chất và thức ăn luôn đảm bảo chất lượng, không được ôi thiu, đồ ăn lỏng hoặc nấu nhuyễn.

Khẩu phần ăn của chó Ngao Tây Tạng từ 1 năm tuổi trở lên cần ăn đủ 1 kg thức ăn mỗi ngày để phát triển tốt, thực đơn mỗi ngày có thể gồm cơm, 3 – 5 lạng thịt bò tươi hoặc thịt lợn, 1/2 kg xương, 2 – 4 chén thức ăn khô, mười trứng vịt lộn hoặc trứng gà, sữa tươi.

Một số điều cần lưu ý trong việc cho ngao Tây Tạng ăn

  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
  • Chó ngao Tây Tạng từ 6 tháng tuổi trở đi không nên làm nhỏ thức ăn cho chó, các loại thịt và xương có thể được nấu chín hoặc nấu chín tái và để nguyên khối lớn cho chúng ăn, như vậy sẽ kích thích phát triển cơ hàm và răng cho chó.
  • Tránh chó chó ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
  • Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. 
  • Không cho chó tập luyện sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.

3. Cách chăm sóc chó ngao Tây Tạng

ngao Tây tạng

Để có thể chăm sóc tốt cho chó ngao Tây tạng, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, giống chó ngao Tây tạng thích hợp với khí hậu lạnh và mát mẽ, chúng không chịu được thời tiết nắng nóng vì bộ lông dày rậm và thân nhiệt cao khiến chó rất dễ bị sốc nhiệt. Nuôi chó Ngao bạn cần phải chuẩn bị cho chó một nơi ở rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ ở ngoài sân vườn, nhưng phải được đảm bảo an toàn để chó không xổng ra bên ngoài gây nguy hiểm.

Chó ngao Tây Tạng có bộ lông rất dày rậm và dài vì vậy việc chăm sóc lông cho chó cũng là một vấn đề  cần giữ cho lông của chó Rottweiler được khô ráo và không bị ẩm ướt, điều này sẽ gây ra các bệnh về da và hư lông của chó.

Không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần hoặc chỉ tắm khi cần thiết. Dùng bàn chải lông để chải lông hàng tuần cho chúng. Chú ý khoảng 2 – 3 tuần thì nên kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, răng miệng, bàn chân… cho chó.

Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

4. Chế độ tập luyện và đào tạo chó ngao Tây Tạng

ngao Tây tạng

Chó Ngao Tây Tạng không phải là dòng chó dễ nuôi và dễ đào tạo như các giống chó lớn khác, chó Ngao là một giống chó chiến đấu mạnh mẽ, hung dữ và rất độc lập, bản tính của loài chó này rất khó để có thể điều khiển được nếu chủ nhân của nó không đủ sự tự tin, uy nghiêm, bình tĩnh và kiên nhẫn. Với đặc tính như vậy thì loài chó này cần phải được đào tạo và huấn luyện sớm từ khi con chó còn nhỏ thì mới có thể điều khiển được chúng.

Thời gian tốt nhất để đào tạo cho một con chó Ngao Tây Tạng là từ lúc chúng đạt 2 – 4 tháng tuổi, lúc này bạn cần phải xã hội hóa con chó để chúng có thể làm quen với chủ và người thân thích của chúng. Chó Ngao Tây Tạng tuy độc lập nhưng rất thông minh, chúng dễ dàng tiếp thu được các bài học mới. Việc dạy cho chó Ngao con tuân theo mệnh lệnh như ‘đi, ngồi, đứng yên, quay lại,..’ càng sớm càng tốt, và phải rèn luyện cho chó biết được vị trí chủ – tớ vì như thế bạn sẽ dễ dàng điều khiển con chó của mình hơn.
Khi còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì không nên cho chó tập luyện quá nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ xương của chó gây nguy hiểm đến sức khỏe và vóc dáng, khi chó đạt từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu huấn luyện cho chó những bài tập vận động nhẹ và tăng dần mức độ nặng theo từng thời điểm phát triển của chó. Chó Ngao cần được vận động mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút với các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, bắt đồ vật, nhảy cao, cắn xé đồ vật cứng như lốp xe…

Thời điểm chó từ 1 năm tuổi trở lên thì cần tăng nặng các bài tập thể lực từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày để giúp chó trở nên mạnh mẽ và cơ bắp. 

5. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó ngao Tây Tạng

ngao Tây tạng

Chó Ngao Tây Tạng có bộ lông bộ lông kép dài, rất dày rậm phủ toàn thân từ đầu đến chân và đuôi vì vậy việc chăm sóc lông cho chó Ngao là một vấn đề khá khó khăn và mất thời gian. Bạn cần sử dụng loại lược chuyên dụng, bản to và răng thưa để chải lông cho chó mỗi ngày bạn cần phải chải lông cho chó 30′. Cần dùng bình xịt hơi nước xịt sơ qua rồi chải lông cho chó để hiệu quả hơn.

Việc tắm cho chó Ngao Tây Tạng rất khó khăn vì vậy không cần phải tắm thường xuyên, chỉ cần thường xuyên tắm khô và chải lông cho chó là được. Nên tắm cho chó 1 lần trong 1 – 2 tháng để giữ vệ sinh cho chó.

Chó Ngao Tây Tạng cần được giữ cơ thể luôn khô ráo, tránh để chó bị ẩm ướt, nên sấy khô lông cho chó và thường xuyên cho chó phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông.

Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh các vùng mắt, tai và răng miệng cho chó hàng tuần để đảm bảo 

6. Đảm bảo an toàn khi nuôi chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng rất hung dữ và có thể gây nguy hiểm cho người lạ, các con vật khác vì vậy người nuôi chó Ngao cần phải đảm bảo giữ chó tại nơi an toàn, chó được xích lại một chỗ hoặc phải làm hàng rào chắc chắn an toàn để chó không thể vượt ra ngoài gây nguy hiểm. Nếu đưa chó Ngao ra đường cần phải luôn luôn giữ dây xích chó lại.
Đó là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó ngao Tây tạng cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó ngao Tây Tạng có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó ngao Tây tạng cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó ngao Tây tạng khỏe mạnh và trung thành.

Cách nuôi chó Chow Chow

Giống chó chow chow là dòng chó có nguồn gốc cổ xưa được các tầng lớp quý tộc yêu quý, cho đến hiện tại thì loài chó này vẫn được rất nhiều người săn đón để làm vật cảnh và vật nuôi trông nhà. Nếu bạn cũng đang nuôi loài chó cưng này hay có ý định muốn nuôi một chú chó Chow Chow thì tại bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ những phương pháp chăm sóc chó và cách nuôi chó hiệu quả cho những người nuôi chó Chow Chow.
Chow Chow
Cách nuôi chó Chow Chow

1. Chọn giống chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow có vẻ ngoài giống như một chú sư tử nhỏ oai dũng, mạnh mẽ và nhanh nhẹn. Đây là giống chó vừa là chó cảnh vừa là chó canh giữ, bảo vệ nhà rất giỏi, đó là lý do mà dòng chó chow chow được chọn nuôi phổ biến. Để chọn mua được một con chó Chow Chow đẹp, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Chow Chow và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Chow Chow tốt nhé.
Chow Chow
Kinh nghiệm chọn mua chó Chow Chow đúng tiêu chuẩn là bạn cần phải chú ý chó có thân hình mập mạp và 4 chiếc chân ngắn, thẳng và to đầy đặn rất cứng cáp. Bộ ngực rộng, phần thân sau ngắn gọn gàng. 
Chó có đầu thủ to tròn, trán phẳng, mặt bị gãy, tai tròn và nhỏ, mắt hịp, chiếc mõm ngắn rộng và đặc biệt là chiếc lưỡi của chúng có màu xanh hoặc đen tím được gọi là huyền đề.
Chow chow có bộ lông dày và rậm, cơ bản thì dòng chó chow chow có 2 loại chó lông dài và lông ngắn, hầu hết mọi người thường thích nuôi dòng lông dài vì đa số lông dài thì có bờm giống sư tử, tuy nhiên còn tùy vào điều kiện khí hậu để chọn nuôi một chú chó chow chow hợp lý. Cần chú ý màu lông của chó chow chow thuần chủng không bao giờ có bộ lông loang lổ pha lẫn các màu với nhau. Đuôi chó xù lông luôn cuộn tròn trên lưng.
Chow Chow
Tìm hiểu về những đặc tính của giống chó Chow Chow

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Chow Chow

Chó chow chow khá kén nuôi, vì vậy khi quyết định chọn nuôi một chú chó chow chow thì bạn cần chú ý đến việc chăm sóc cũng như cho chó ăn uống với chế độ phù hợp và đủ dinh dưỡng.
Chow Chow
Chăm sóc chó Chow Chow theo độ tuổi
Chó Chow Chow con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Chow Chow từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, cá, tôm, trứng, rau củ được nấu chín để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, nên tránh cho chó ăn các loại xương vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó Chow Chow từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, bạn có thể mua các loại nội tạng động vật như gan gà, cổ gà, gan heo nấu chín cho chó ăn, nên tập cho chó ăn các loại trái cây, bột ngũ cốc, phô mai, hột vịt lộn hoặc trứng gà luộc sẽ giúp bộ lông đẹp và mướt hơn.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Chow Chow ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. 
  • Không nên cho chó Chow Chow ăn đồ ăn khô cứng, xương xóc, thức ăn quá mặn, thức ăn nhiều mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.
  • Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. 
  • Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

3. Cách chăm sóc chó Chow Chow

Chow Chow
Chó Chow Chow vốn thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh và mát mẽ, bạn nên lựa chọn kỹ loại chó chow chow lông dài hoặc lông ngắn để phù hợp với điều kiện chăm sóc cho chó. Cần lưu ý chó chow chow sẽ không chịu được khí hậu quá nắng nóng, chúng sẽ rất dễ bị sốc nhiệt nếu thời tiết quá nắng nóng, vì vậy bạn cần phải đảm bảo chuẩn bị chỗ ở cho chó một nơi ở thoáng mát, sạch sẽ và có đủ không gian để chó được tự do đi lại.
Vào thời điểm thời tiết nóng bức, đặc biệt là mùa hè thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó chow chow để hạn chế sự gia tăng nhiệt trong cơ thể chó, chú ý cho chó uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để giúp chó cưng của bạn mạnh khỏe hơn.
Chó Chow Chow có thân hình tương đối nặng nề và chúng khá lười hoạt động, không thích chạy nhảy, vì vậy bạn cần phải thường xuyên tập cho chó vận động, đi dạo và vui chơi bên ngoài để chó trở nên nhanh nhẹn và ngăn ngừa bị bệnh béo phì cho chó.

4. Cách làm vệ sinh cho chó Chow Chow

Chow Chow
Chó chow chow có bộ lông dài và dày rậm, lông rụng tương đối nhiều, vì vậy mà việc chăm sóc lông và vệ sinh cho chó chow chow mất khá nhiều thời gian. Mỗi ngày bạn nên chải lông cho chó 2 – 3 lần để loại bỏ lông chết và ngăn ngừa lông rụng khắp nhà. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng thì cần phải chải lông thường xuyên hơn và nên cắt tỉa lông cho chó.
Vì bộ lông quá dày rậm nên việc tắm gội cho chó chow chow chỉ cần tắm 1 – 2 tuần một lần, nếu thời tiết khô nóng thì có thể tắm 1 lần một tuần. Khi tắm cho chó Chow Chow bạn nên dùng vòi nước xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm và massage cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.
Chú ý thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm như tai, mắt và đặc biệt là chú ý vệ sinh răng miệng cho chó Chow Chow mỗi tuần một lần. 
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Chow Chow

Chow Chow
Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Đối với chó chow chow thì giống chó này được đánh giá là một giống chó khỏe mạnh, ít mắc bệnh nguy hiểm. Nhưng chó chow chow thường hay mắc các bệnh về mắt do cấu tạo khuôn mặt gãy của chúng có liên quan đến mi mắt đó là chứng quặm mi mắt, sưng ngứa mắt và bệnh xoắn dạ dày nên cẩn thận trong việc cho chó ăn uống hợp lý.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.

6. Giá chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow được bán tại thị trường Việt Nam với giá thành khá cao với tầm khoảng từ 15 – 20 triệu một con chó chow chow. 
Đối với giống chó chow chow không có nguồn gốc rõ ràng hay giấy tờ xác nhận thì được bạn với giá tầm 10 triệu.
Bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ và lựa chọn những nơi uy tín để chọn mua chó chow chow, cần kiểm tra các giấy tờ liên quan đến con chó mà mình mua như giấy tờ tiêm chủng…
Chow Chow
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Chow Chow cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Chow Chow có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Chow Chow khỏe mạnh, xinh xắn và đáng yêu.

Cách nuôi chó Shiba Inu

Shiba Inu là dòng chó cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình, đây là giống chó cỡ vừa có thể trông giữ nhà và là loài chó vật nuôi thân thiện, tình cảm với mọi người. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu những kinh nghiệm, phương pháp để chọn nuôi giống chó Shiba inu thì tại bài viết này sẽ chia sẽ những phương pháp chăm sóc chó và cách nuôi chó hiệu quả cho những người nuôi chó Shiba Inu.
Shiba Inu
Cách nuôi chó Shiba Inu

1. Chọn giống chó Shiba Inu

Giống chó Shiba Inu có vẻ ngoài khá dễ nhầm lẫn với giống chó Nhật Akita Inu, nó giống như một phiên bản thu nhỏ của dòng chó Akita mà những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các giống chó có thể gặp phải. Để chọn mua được một con chó Shiba Inu đúng tiêu chuẩn, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Shiba và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Shiba Inu tốt.
Kinh nghiệm để chọn mua được một con chó Shiba Inu đúng tiêu chuẩn là chú ý dòng chó Shiba có kích thước nhỏ gọn, thân hình chắc nịch, hơi thấp nhưng cơ thể chắc chắn, dáng vẻ nhanh nhẹn. 
Khuôn mặt chó nhỏ nhọn, đầu cân xứng với cơ thể, trán rộng và đôi tai nhỏ hình tam giác, mắt nhỏ và có màu sẫm. 
Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con, quan sát và đánh giá xem chó con phải nhanh nhẹn, lanh lợi và hoạt bát thì mới chọn mua.

Shiba Inu

Tìm hiểu về những đặc tính của giống chó Shiba Inu

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Shiba Inu

Chó Shiba tương đối dễ nuôi và không kén ăn, vì vậy bạn chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống của chó để có một khẩu phần ăn hợp lý và đủ chất dinh dưỡng cho chó mỗi ngày thì sẽ không gặp phải vấn đề gì trong việc nuôi chó shiba inu cả.
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực và vóc dáng.

Shiba Inu
Chăm sóc chó Shiba theo độ tuổi
Chế độ ăn của chó Shiba Inu con từ 1 – 2 tháng tuổi được chăm sóc như việc chăm sóc chó con, cho chúng ăn cháo, cơm với thịt xé nhỏ và bổ sung các loại thức ăn khô ngâm mềm khoảng 5′. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Shiba khi được từ 2 – 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì đây là giai đoạn chó cần được chăm sóc chu đáo để phát triển thể chất, trong giai đoạn này cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó nhiều thịt, tốt nhất là thịt bò, tim gan heo, bò cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa  mỗi ngày.
Khi chó Shiba đạt từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là thời điểm mà con chó sẽ phát triển rất nhanh và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, vì vậy cần phải tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Shiba ăn uống
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
  • Tránh chó chó ăn nhiều cơm, tinh bột, chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
  • Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

3. Cách chăm sóc chó Shiba Inu

Để có thể chăm sóc tốt cho chó Shiba, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, Shiba thích sống trong điều kiện thời tiết mát mẻ và thông thoáng, bạn nên chuẩn bị chỗ ở của chó cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ không gian để chó được tự do vận động.
Chó Shiba cần được dẫn đi dạo và vận động hàng ngày, bạn nên cho chó tham gia một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

Shiba Inu

4. Cách làm vệ sinh cho chó Shiba Inu

Chó Shiba Inu có bộ lông ngắn nhưng dày và rụng lông tương đối nhiều, đặc biệt là vào mùa hè, bạn nên cắt tỉa lông cho chó và thường xuyên chải lông cho chó mỗi tuần để loại bỏ lông chết.

Chú ý không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần. Bạn có thể cho chó phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối để giữ cho cơ thể luôn khô ráo. Chú ý kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, bàn chân… cho chó.

Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Shiba Inu

5. Các bệnh thường gặp ở chó Shiba Inu

Lưu ý rằng tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Chó Shiba Inu là giống chó khỏe mạnh và ít bệnh tật, tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề sức khỏe có thể gặp ở chó shiba như bị dị ứng, các vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể, một số vấn đề về xương khớp, khi chó còn nhỏ thì không nên cho chúng vận động quá nhiều với mức độ nặng.

Nếu phát hiện chó có hiện tượng mệt mỏi, nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, đỏ mắt… thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Shiba Inu
Bạn có thể tham khảo thêm một số bệnh thường gặp ở chó để biết cách phòng tránh và chữa trị.

Đó là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Shiba Inu cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Shiba Inu có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó Shiba Inu cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Shiba khỏe mạnh và tình cảm.

Cách nuôi chó Labrador Retriever

Labrador Retriever là dòng chó được nuôi rất phổ biến hiện nay, dòng chó này được yêu quý bởi sự nhanh nhẹn, thông minh, thân thiện, đặc biệt rất tình cảm và gần gũi với con người. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm mua một con chó Labrador thuần chủng, tìm hiểu cách nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chó Labrador Retriever.
Labrador Retriever

Cách nuôi chó Labrador Retriever

1. Chọn giống chó Labrador Retriever

Labrador là giống chó nổi tiếng của Mỹ và được nhiều người yêu thích nuôi trong gia đình. Để chọn mua được một con chó Labrador giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Labrador và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó akita tốt.
Giống chó Labrador Retriever gồm 2 dòng chó Labrador Anh và Labrador Mỹ, tuy có một số nét khác biệt về ngoại hình nhưng đây là loài chó lớn mạnh mẽ, rất thông minh, thân thiện và tình cảm với con người.
Labrador Retriever
Kinh nghiệm chọn mua chó Labrador Retriever:
Chó Labrador có cơ thể to khỏe, rắn chắc, xương lớn và nặng, khung xương sườn rộng, lồng ngực rộng và sâu, phần lưng thẳng và khá dài, các chân lớn và cơ bắp, bàn chân to rộng và có màng.
Đầu chó Labrador tương đối lớn, trán rộng. Khuôn mặt gọn, không có nếp nhăn, mắt khá nhỏ.
Mõm chó rộng, sống mũi to khỏe vuông vắn, lỗ mũi to, điểm tiếp giáp giữa trán và gốc mũi khá gãy.
Tai lớn và hơi tròn ở chóp tai thường rũ xuống hai bên má, đuôi chó labrador không quá dài, gốc đuôi rất to và thon dần lại về phía chóp đuôi, đuôi được bao quanh bởi một lớp lông ngắn dày, đuôi thường thả lõng.
Labrador có bộ lông ngắn, dày và thẳng với các màu phổ biến là đen,vàng và sôcôla.
Một số đặc điểm lỗi ở chó Labrador Retriever
  • Cơ thể chó mảnh khảnh, cấu trúc xương nhỏ.
  • Lông quá mỏng hay thưa thớt, lông quá dài hoặc lông gợn sóng. Bộ lông có pha tạp màu khác hoặc có mảng màu trắng ở trên cơ thể đều là lỗi.
  • Đuôi quá ngắn hoặc quá dài, đuôi chó cong trên lưng cũng là lỗi.

Tìm hiểu về những đặc tính của giống chó Labrador Retriever

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Labrador Retriever

Chó Labrador là dòng chó lớn và khỏe mạnh, giống chó này cũng tương đối dễ nuôi vì chúng không kén ăn, chỉ cần có chế độ ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng để giúp chó phát triển vóc dáng và sức khỏe.
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó Labrador cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó khỏe mạnh.

Labrador Retriever
Chăm sóc chó Labrador Retriever theo độ tuổi
Chế độ ăn của chó Labrador con từ 1 – 2 tháng tuổi được chăm sóc như việc chăm sóc chó con, cho chúng ăn cháo, cơm nhuyễn với thịt băm nhỏ, cho chó ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Labrador khi được từ 2 – 6 tháng tuổi là giai đoạn chó cần chú ý đến chế độ ăn, khẩu phần ăn của chó labrador cần bổ sung nhiều thịt, tốt nhất là thịt heo nạc, thịt gà, bò, tim gan heo… cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa ấm mỗi ngày.
Khi chó Labrador đạt từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là thời điểm mà con chó sẽ phát triển rất nhanh và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, vì vậy cần phải tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…
Khi chó ở giai đoạn trưởng thành bạn có thể cho chó ăn thịt nguyên khối, gặm xương ống sẽ giúp chó chắc răng hơn.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Labrador Retriever ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
  • Tránh chó chó ăn nhiều cơm, tinh bột, chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
  • Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

3. Cách chăm sóc chó Labrador Retriever

Labrador Retriever
Chó Labrador Retriever dễ thích nghi với các điều kiện thời tiết cũng như môi trường sống, để chăm sóc tốt cho chó Labrador thì bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt. 
Labrador Retriever là dòng chó mạnh mẽ và năng động, bạn cần thường xuyên cho chó vận động, vui chơi và đi dạo hàng ngày, chó Labrador cũng rất thích bơi lộ, cho chó tham gia một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay, … để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

4. Cách làm vệ sinh cho chó Labrador Retriever

Labrador Retriever
Chó Labrador Retriever có bộ lông dày rậm nhưng lông ngắn và ít rụng việc vệ sinh và chăm sóc lông cho Labrador cũng khá đơn giản không tốn nhiều thời gian. Chỉ cần chải lông cho chó mỗi lần một tuần để loại bỏ những sợi lông chết.
Chú ý không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần. Bạn có thể cho chó phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối. 
Chú ý kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, bàn chân… cho chó.
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Labrador Retriever

Labrador Retriever
Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Labrador Retriever là dòng chó có sức khỏe và thể lực rất mạnh khỏe, dường như rất ít khi bị bệnh. Chỉ lưu ý khi chó ở độ tuổi dưới 8 tháng thì có thể gặp phải một số vấn đề về xương khớp, bệnh teo cơ và bệnh về mắt như chứng teo võng mạc.

6. Giá chó Labrador  

Giống chó Labrador Retriever rất phổ biến tại Việt Nam, tuy là giống chó ngoại nhưng tại thị trường Việt Nam thì dòng chó này được nhân giống phổ biến do đó giá thành của chó Labrador không quá cao. Theo giá tham khảo trên thị trường khi mua chó Labrador Retriever con 2 tháng thì chỉ giao động ở mức 4 – 6 triệu một con.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Labrador Retriever cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Labrador có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó Labrador cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Labrador khỏe mạnh và trung thành.

Cách phân biệt chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi

Chó Corgi gồm Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi là dòng chó cảnh được nhiều người yêu thích, giống chó có vẻ ngoại hình ngộ nghĩnh này rất thông minh, lanh lợi và đáng yêu. Nếu bạn yêu thích chó corgi và muốn tìm hiểu rõ hơn về hai dòng chó Pembroke và Cardigan thì tại bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong trong việc nhận diện và phân biệt các dòng chó corgi.

Cách phân biệt chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi
Cách phân biệt chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi

Giống chó Pembroke Welsh CorgiCardigan Welsh Corgi đều là dòng chó Corgi cổ có nguồn gốc lâu đời tại xứ Wales, cả hai dòng chó này đều thuộc dòng chó nhỏ lùn đáng yêu. Pembroke và Cardigan đều mang một số nét ngoại hình khá tương đồng nhưng cũng nhiều điểm khác biệt từ vẻ ngoài lẫn tính cách có thể khiến cho chúng ta dễ nhầm lẫn khi nhận dạng dòng chó Corgi. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu rõ hơn về hai dòng chó này thì tại bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong trong việc nhận diện và phân biệt chó Pembroke corgi và chó Cardigan corgi.

Điểm chung của dòng chó Corgi

Cả hai dòng chó Pembroke Corgi và Cardigan Corgi đều có kích cỡ ngoại hình khá tương đồng nhau, với cơ thể tương đối đầy đặn, thấp lùn, thân hình dài và các chân rất ngắn hơn nhiều so với cơ thể.
Đầu thủ tương đối nhỏ, hộp sọ rộng, cổ dày, ngực rộng và sâu, mõm và mũi khá nhỏ và hơi thuôn nhọn, tai lớn vểnh nhọn. 
Hai dòng chó này đều có bộ lông kép dày, thẳng và ngắn, lông có nhiều màu sắc khác nhau, có các mảng màu trắng ở phần ngực, cổ, bụng và dưới các cặp chân, chúng cũng thường có một đường vệt trắng ở trên trán và mũi.
Giống chó Corgi đều rất thông minh, dễ huấn luyện, nhanh nhẹn, hoạt bát và lém lỉnh, loài chó nhỏ này rất thân thiện, thích vui chơi và rất tình cảm với trẻ con.

Điểm khác biệt của giống chó Pembroke Welsh Corgi và chó Cardigan Welsh Corgi:

Chó Pembroke Welsh Corgi:

chó Pembroke Welsh Corgi
Chó Pembroke Welsh Corgi màu trắng vàng

Về ngoại hình thì chó Pembroke có vóc dáng cơ thể tương đối gọn nhẹ hơn so với chó Cardigan. Chúng có bộ ngực sâu, chân nhỏ gầy, hai chân trước ngắn và hơi hướng về phía trước một chút. 
Mắt cỡ vừa, khoảng cách giữa hai mắt khá gần nhau và có màu mắt sậm hài hòa với màu lông.
Tai tương đối nhỏ hơn chó Cardigan và khoảng cách giữa hai tai khá gần nhau.
Đuôi cộc hoặc đuôi rất ngắn và thường xoăn và cụt. Hầu hết thì chó Pembroke sinh ra không có đuôi hoặc đuôi sẽ bị cắt đi khi được vài ngày tuổi.
Bộ lông ngắn nhưng dày rậm, phần lông ở vùng cổ, phía sau chân và đuôi rậm hơn, giống chó này thường có màu nâu vàng, nâu đỏ, màu đen nâu.
Về tính cách thì chó Pembroke Corgi có khuynh hướng năng động, nhanh nhẹn và vui vẻ hơn. 
Chó Cardigan Welsh Corgi:

Cardigan Welsh Corgi
Chó Cardigan Welsh Corgi màu trắng vàng

Về kích cỡ thì chó Cardigan có cơ thể đầy đặn và nặng nề hơn chó Pembroke, với kích thước thân hình dài hơn và nặng ký hơn. Cổ đầy và dài, các chân to khỏe hơn.

Mắt khá nhỏ và khoảng cách giữa hai mắt tương đối xa hơn.
Tai lớn rộng và tròn hơn, khoảng cách giữa hai tai nằm cách xa nhau.
Đuôi dài buông thõng xuống đất và rậm lông.
Bộ lông ngắn dày rậm, giống chó này thường có màu đen, nâu đỏ, nâu vàng, màu kem, màu xám, màu vện.
Về tính cách thì chó Cardigan Corgi hơi lười biếng và chậm hơn so với chó Pembroke.
Trên đây là một số kinh nghiệm hữu ích trong việc lựa chọn và phân biệt giữa dòng chó Corgi giữa Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi. Hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chọn lựa và chăm sóc chó Corgi khỏe mạnh và đẹp đẽ.

Tìm hiểu chi tiết cách chọn chó và kinh nghiệm nuôi chó Pembroke và Cardigan:


Thông tin liên quan
Kinh nghiệm chọn chó 
Kinh nghiệm phân biệt chó
Kinh nghiệm nhận biết chó
Cách phân biệt chó Corgi
Cách nhận biết chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi
Cách chọn chó Corgi
Cách chọn chó Pembroke Welsh Corgi 
Cách chọn chó Cardigan Welsh Corgi
Đặc điểm khác nhau giữa chó Cardigan Corgi và Pembroke Corgi
Điểm tương đồng và khác biệt giữa giống chó Cardigan và chó Pembroke
Điểm giống nhau và khác nhau của chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi
Nét giống và khác nhau của hai dòng chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi