Category Archives: Vật Nuôi

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Sớm bộc lộ sở thích hội họa như chủ nhân của mình, chú chó Dagger đã khiến cho cô chủ rất bất ngờ vì sở trường vẽ tranh kì diệu của chú chó. Với khả năng tạo ra những bứt họa nguệch ngoạc màu sắc nhưng lại rất có hồn và thú vị, điều này đã giúp chú chó Dagger vừa thỏa sức vui chơi, làm việc cùng cô chủ và còn kiếm được một khoản tiền tương đối lớn từ việc bán các bức vẽ do chính mình tạo ra.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp
“Họa sĩ bốn chân” Dagger 


Yvonne làm nghề họa sĩ tự do, cô nuôi 3 chú chó cưng trong nhà và một trong số các con chó này đã khiến cho cô vô cùng bất ngờ về tài năng hội họa thiên bẩm của nó. Nữ họa sĩ đã chia sẽ rằng Dagger là một con chó rất đặc biệt, nó không chỉ là một người bạn chó bốn chân mà còn là một nghệ sĩ thực thụ với những bức vẽ màu sắc rất có hồn và thú vị.

Nói về điều này nữ họa sĩ kể lại rằng: “Một ngày nọ khi tôi đang làm việc trong phòng tranh của mình thì Dagger bất ngờ đi vào và tỏ vẻ muốn làm gì đó, nó bắt đầu gắp lấy một cây cọ vẽ và tiến lại gần tôi.  Tôi nghĩ rằng có lẽ nó đang muốn chơi đùa với những thứ này và hỏi rằng Dagger, cậu có muốn vẽ một thứ gì đó không? nó tỏ vẻ phấn khích và chiếc đuôi ve vẫy và tôi bắt đầu dạy cho nó vẽ những nét đầu tiên. Sau đó thì hoàn toàn bất ngờ với bức họa “nguệch ngoạc” màu sắc vô cùng đẹp đẽ của Dagger”.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó Dagger ra dáng một họa sĩ thực thụ khi dùng miệng ngậm bút lông để vẽ một cách rất chuyên nghiệp. Chú ngậm bút và đứng ở khoảng cách vừa phải với giá vẽ để quệt những nét vẽ tuyệt diệu.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Nhận ra “tố chất thiên bẩm” của chú chó Dagger, hàng ngày cô đều cho Dagger thỏa sức với sở trường vẽ tranh và thật kì diệu khi những bức tranh của chú chó nhận được rất nhiều sự quan tâm, yêu thích của mọi người và càng tuyệt vời hơn khi có khá nhiều đơn đặt hàng tỏ ý muốn mua những bức tranh thú vị của “họa sĩ chó” Dagger.

Những bức họa của Dagger trung bình được bán với giá khoảng 50$/ bức (khoảng hơn triệu VNĐ). Số tiền thu được từ việc bán tranh của Dagger đều được tặng cho các tổ chức từ thiện và quỹ bảo vệ động vật.

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Tên tuổi và những tác phẩm nghệ thuật của chú chó Dagger ngày càng được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới, điều này giúp cho những đơn đặt hàng đến liên tục khiến nữ họa sĩ Yvonne và “họa sĩ chó Dagger” hầu như luôn luôn bận rộn. Tuy nhiên, để không khiến chú chó phải căng thẳng và mệt mõi vì vậy nên ‘họa sĩ bốn chân” chỉ bắt đầu làm việc khi cảm thấy thích thú.

Cùng chiêm ngưỡng những bức tranh thú vị của “họa sĩ chó” Dagger nào!

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp
Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Chú chó có tố chất họa sĩ vẽ tranh tuyệt đẹp

Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng là giống chó có tiếng trong giới nuôi chó dữ để bảo vệ và canh giữ nhà cửa, tài sản, đây cũng là dòng chó được giới chơi chó lớn đặc biệt quan tâm bởi sự khổng lồ và dũng mãnh của chúng có thể tạo ra sự uy nghi cho người chủ. Việc nuôi dưỡng chó ngao Tây Tạng là cả một quá trình nghiêm ngặt không hề đơn giản như nuôi những dòng chó cảnh khác, tại bài viết này sẽ chia sẽ cho mọi người những phương pháp và kinh nghiệp để nuôi, chăm sóc và đào tạo được loài chó Ngao Tây Tạng hiệu quả.
Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây Tạng
Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây tạng

1. Chọn giống chó ngao Tây Tạng

Để chọn mua được một con chó ngao Tây Tạng giống tốt, khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn, tránh mua phải chó Ngao lai hay không đạt tiêu chuẩn sẽ rất khó nuôi, khó đào tạo và khá nguy hiểm. Vì vậy trước khi quyết định nuôi chó Ngao thì bạn nên tìm hiểu rõ về các đặc điểm ngoại hình và đặc tính của giống chó này.

Kinh nghiệm để chọn mua được một con chó Ngao Tây Tạng tốt và đúng tiêu chuẩn là tổng thể cơ thể của chó phải to lớn, các cặp chân to cao mạnh mẽ, thân hình hơi dài, cấu trúc xương lớn và nặng, tuy vậy chó Ngao có dáng đi rất nhanh nhẹn và oai vệ. Chó Ngao con 2 tháng tuổi nặng tầm 10kg là đạt chuẩn.

Chó ngao đúng chuẩn có đầu thủ rất lớn, trán và mặt rất rộng, có nếp nhăn, xung quanh đầu và mặt được bao phủ bởi lông dài rậm trông như bờm của loài Sư Tử lớn, loài chó này có đôi mắt nhỏ và sâu thường nheo lại, mũi cao và lỗ mũi to, mõm chúng rất rộng, môi trên phủ xuống môi dưới với 2 cặp ranh năng dài rất hung dữ và nguy hiểm, đôi tai hình chữ V tương đôi nhỏ và mọc thấp dưới đầu và thường rũ xuống, chiếc đuôi của chó khá ngắn phủ rậm lông và thường cuộn tròn trên lưng.

ngao Tây tạng
Tìm hiểu kỹ về những đặc tính của giống chó ngao Tây tạng

2. Chế độ dinh dưỡng của chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng là dòng chó rất lớn và có thể lực rất mạnh mẽ nên chế độ chăm sóc con chó này không hề đơn giản, nếu chó Ngao không có chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất thì rất dễ bị suy yếu và mất dáng.

Để chăm sóc tốt cho chó Ngao bạn cần đảm bảo chế độ ăn của chó phải nghiêm ngặt, được cung cấp đầy đủ các chất đạm, canxi, vitamin, khoáng chất, vi lượng cần thiết. Tuy nhiên không nên cho Ngao ăn quá nhiều và không nên cho ăn những thức ăn có nước.

ngao Tây tạng
Chăm sóc chó ngao Tây tạng theo độ tuổi
Từ 2 – 4 tháng tuổi chó Ngao nên được ăn nhiều thịt nạc, 1 chén thức ăn khô mỗi ngày và chia thành 3 bữa.
Từ 5 – 10 tháng tuổi nên bắt đầu tăng dần khẩu phần ăn cho chó nhưng chia thành 2 buổi trong ngày, khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều thịt, nội tạng động vật, gan heo, cổ gà, trứng, rau củ, thức ăn khô 2 chén mỗi ngày…. thời điểm này nên cho chó gặm xương ống để rèn luyện cơ hàm cho chó.
Chó Ngao từ 10 tháng tuổi trở lên có thể ăn 1 – 2 bữa trong ngày, khẩu phần ăn lúc này được tăng lên nhiều để đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho con chó, chế độ ăn của chó phải có nhiều chất đạm, canxi, nên tăng cường thêm thịt bò, thịt lợn, các loại xương bò, xương heo, cổ gà,… có thể cho chó Ngao ăn thịt và xương từng khối lớn, ăn trứng gà sống và trứng vịt lộn giúp cho chó phát triển cơ và lông. Chú ý rằng cế độ dinh dưỡng cho chó Ngao phải luôn đảm bảo cho chúng đủ chất và thức ăn luôn đảm bảo chất lượng, không được ôi thiu, đồ ăn lỏng hoặc nấu nhuyễn.

Khẩu phần ăn của chó Ngao Tây Tạng từ 1 năm tuổi trở lên cần ăn đủ 1 kg thức ăn mỗi ngày để phát triển tốt, thực đơn mỗi ngày có thể gồm cơm, 3 – 5 lạng thịt bò tươi hoặc thịt lợn, 1/2 kg xương, 2 – 4 chén thức ăn khô, mười trứng vịt lộn hoặc trứng gà, sữa tươi.

Một số điều cần lưu ý trong việc cho ngao Tây Tạng ăn

  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
  • Chó ngao Tây Tạng từ 6 tháng tuổi trở đi không nên làm nhỏ thức ăn cho chó, các loại thịt và xương có thể được nấu chín hoặc nấu chín tái và để nguyên khối lớn cho chúng ăn, như vậy sẽ kích thích phát triển cơ hàm và răng cho chó.
  • Tránh chó chó ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
  • Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. 
  • Không cho chó tập luyện sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.

3. Cách chăm sóc chó ngao Tây Tạng

ngao Tây tạng

Để có thể chăm sóc tốt cho chó ngao Tây tạng, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, giống chó ngao Tây tạng thích hợp với khí hậu lạnh và mát mẽ, chúng không chịu được thời tiết nắng nóng vì bộ lông dày rậm và thân nhiệt cao khiến chó rất dễ bị sốc nhiệt. Nuôi chó Ngao bạn cần phải chuẩn bị cho chó một nơi ở rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ ở ngoài sân vườn, nhưng phải được đảm bảo an toàn để chó không xổng ra bên ngoài gây nguy hiểm.

Chó ngao Tây Tạng có bộ lông rất dày rậm và dài vì vậy việc chăm sóc lông cho chó cũng là một vấn đề  cần giữ cho lông của chó Rottweiler được khô ráo và không bị ẩm ướt, điều này sẽ gây ra các bệnh về da và hư lông của chó.

Không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần hoặc chỉ tắm khi cần thiết. Dùng bàn chải lông để chải lông hàng tuần cho chúng. Chú ý khoảng 2 – 3 tuần thì nên kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, răng miệng, bàn chân… cho chó.

Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

4. Chế độ tập luyện và đào tạo chó ngao Tây Tạng

ngao Tây tạng

Chó Ngao Tây Tạng không phải là dòng chó dễ nuôi và dễ đào tạo như các giống chó lớn khác, chó Ngao là một giống chó chiến đấu mạnh mẽ, hung dữ và rất độc lập, bản tính của loài chó này rất khó để có thể điều khiển được nếu chủ nhân của nó không đủ sự tự tin, uy nghiêm, bình tĩnh và kiên nhẫn. Với đặc tính như vậy thì loài chó này cần phải được đào tạo và huấn luyện sớm từ khi con chó còn nhỏ thì mới có thể điều khiển được chúng.

Thời gian tốt nhất để đào tạo cho một con chó Ngao Tây Tạng là từ lúc chúng đạt 2 – 4 tháng tuổi, lúc này bạn cần phải xã hội hóa con chó để chúng có thể làm quen với chủ và người thân thích của chúng. Chó Ngao Tây Tạng tuy độc lập nhưng rất thông minh, chúng dễ dàng tiếp thu được các bài học mới. Việc dạy cho chó Ngao con tuân theo mệnh lệnh như ‘đi, ngồi, đứng yên, quay lại,..’ càng sớm càng tốt, và phải rèn luyện cho chó biết được vị trí chủ – tớ vì như thế bạn sẽ dễ dàng điều khiển con chó của mình hơn.
Khi còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì không nên cho chó tập luyện quá nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ xương của chó gây nguy hiểm đến sức khỏe và vóc dáng, khi chó đạt từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu huấn luyện cho chó những bài tập vận động nhẹ và tăng dần mức độ nặng theo từng thời điểm phát triển của chó. Chó Ngao cần được vận động mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút với các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, bắt đồ vật, nhảy cao, cắn xé đồ vật cứng như lốp xe…

Thời điểm chó từ 1 năm tuổi trở lên thì cần tăng nặng các bài tập thể lực từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày để giúp chó trở nên mạnh mẽ và cơ bắp. 

5. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó ngao Tây Tạng

ngao Tây tạng

Chó Ngao Tây Tạng có bộ lông bộ lông kép dài, rất dày rậm phủ toàn thân từ đầu đến chân và đuôi vì vậy việc chăm sóc lông cho chó Ngao là một vấn đề khá khó khăn và mất thời gian. Bạn cần sử dụng loại lược chuyên dụng, bản to và răng thưa để chải lông cho chó mỗi ngày bạn cần phải chải lông cho chó 30′. Cần dùng bình xịt hơi nước xịt sơ qua rồi chải lông cho chó để hiệu quả hơn.

Việc tắm cho chó Ngao Tây Tạng rất khó khăn vì vậy không cần phải tắm thường xuyên, chỉ cần thường xuyên tắm khô và chải lông cho chó là được. Nên tắm cho chó 1 lần trong 1 – 2 tháng để giữ vệ sinh cho chó.

Chó Ngao Tây Tạng cần được giữ cơ thể luôn khô ráo, tránh để chó bị ẩm ướt, nên sấy khô lông cho chó và thường xuyên cho chó phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông.

Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh các vùng mắt, tai và răng miệng cho chó hàng tuần để đảm bảo 

6. Đảm bảo an toàn khi nuôi chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng rất hung dữ và có thể gây nguy hiểm cho người lạ, các con vật khác vì vậy người nuôi chó Ngao cần phải đảm bảo giữ chó tại nơi an toàn, chó được xích lại một chỗ hoặc phải làm hàng rào chắc chắn an toàn để chó không thể vượt ra ngoài gây nguy hiểm. Nếu đưa chó Ngao ra đường cần phải luôn luôn giữ dây xích chó lại.
Đó là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó ngao Tây tạng cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó ngao Tây Tạng có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó ngao Tây tạng cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó ngao Tây tạng khỏe mạnh và trung thành.

Cách nuôi chó Chow Chow

Giống chó chow chow là dòng chó có nguồn gốc cổ xưa được các tầng lớp quý tộc yêu quý, cho đến hiện tại thì loài chó này vẫn được rất nhiều người săn đón để làm vật cảnh và vật nuôi trông nhà. Nếu bạn cũng đang nuôi loài chó cưng này hay có ý định muốn nuôi một chú chó Chow Chow thì tại bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ những phương pháp chăm sóc chó và cách nuôi chó hiệu quả cho những người nuôi chó Chow Chow.
Chow Chow
Cách nuôi chó Chow Chow

1. Chọn giống chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow có vẻ ngoài giống như một chú sư tử nhỏ oai dũng, mạnh mẽ và nhanh nhẹn. Đây là giống chó vừa là chó cảnh vừa là chó canh giữ, bảo vệ nhà rất giỏi, đó là lý do mà dòng chó chow chow được chọn nuôi phổ biến. Để chọn mua được một con chó Chow Chow đẹp, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Chow Chow và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Chow Chow tốt nhé.
Chow Chow
Kinh nghiệm chọn mua chó Chow Chow đúng tiêu chuẩn là bạn cần phải chú ý chó có thân hình mập mạp và 4 chiếc chân ngắn, thẳng và to đầy đặn rất cứng cáp. Bộ ngực rộng, phần thân sau ngắn gọn gàng. 
Chó có đầu thủ to tròn, trán phẳng, mặt bị gãy, tai tròn và nhỏ, mắt hịp, chiếc mõm ngắn rộng và đặc biệt là chiếc lưỡi của chúng có màu xanh hoặc đen tím được gọi là huyền đề.
Chow chow có bộ lông dày và rậm, cơ bản thì dòng chó chow chow có 2 loại chó lông dài và lông ngắn, hầu hết mọi người thường thích nuôi dòng lông dài vì đa số lông dài thì có bờm giống sư tử, tuy nhiên còn tùy vào điều kiện khí hậu để chọn nuôi một chú chó chow chow hợp lý. Cần chú ý màu lông của chó chow chow thuần chủng không bao giờ có bộ lông loang lổ pha lẫn các màu với nhau. Đuôi chó xù lông luôn cuộn tròn trên lưng.
Chow Chow
Tìm hiểu về những đặc tính của giống chó Chow Chow

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Chow Chow

Chó chow chow khá kén nuôi, vì vậy khi quyết định chọn nuôi một chú chó chow chow thì bạn cần chú ý đến việc chăm sóc cũng như cho chó ăn uống với chế độ phù hợp và đủ dinh dưỡng.
Chow Chow
Chăm sóc chó Chow Chow theo độ tuổi
Chó Chow Chow con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Chow Chow từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, cá, tôm, trứng, rau củ được nấu chín để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, nên tránh cho chó ăn các loại xương vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó Chow Chow từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, bạn có thể mua các loại nội tạng động vật như gan gà, cổ gà, gan heo nấu chín cho chó ăn, nên tập cho chó ăn các loại trái cây, bột ngũ cốc, phô mai, hột vịt lộn hoặc trứng gà luộc sẽ giúp bộ lông đẹp và mướt hơn.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Chow Chow ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. 
  • Không nên cho chó Chow Chow ăn đồ ăn khô cứng, xương xóc, thức ăn quá mặn, thức ăn nhiều mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.
  • Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. 
  • Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

3. Cách chăm sóc chó Chow Chow

Chow Chow
Chó Chow Chow vốn thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh và mát mẽ, bạn nên lựa chọn kỹ loại chó chow chow lông dài hoặc lông ngắn để phù hợp với điều kiện chăm sóc cho chó. Cần lưu ý chó chow chow sẽ không chịu được khí hậu quá nắng nóng, chúng sẽ rất dễ bị sốc nhiệt nếu thời tiết quá nắng nóng, vì vậy bạn cần phải đảm bảo chuẩn bị chỗ ở cho chó một nơi ở thoáng mát, sạch sẽ và có đủ không gian để chó được tự do đi lại.
Vào thời điểm thời tiết nóng bức, đặc biệt là mùa hè thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó chow chow để hạn chế sự gia tăng nhiệt trong cơ thể chó, chú ý cho chó uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để giúp chó cưng của bạn mạnh khỏe hơn.
Chó Chow Chow có thân hình tương đối nặng nề và chúng khá lười hoạt động, không thích chạy nhảy, vì vậy bạn cần phải thường xuyên tập cho chó vận động, đi dạo và vui chơi bên ngoài để chó trở nên nhanh nhẹn và ngăn ngừa bị bệnh béo phì cho chó.

4. Cách làm vệ sinh cho chó Chow Chow

Chow Chow
Chó chow chow có bộ lông dài và dày rậm, lông rụng tương đối nhiều, vì vậy mà việc chăm sóc lông và vệ sinh cho chó chow chow mất khá nhiều thời gian. Mỗi ngày bạn nên chải lông cho chó 2 – 3 lần để loại bỏ lông chết và ngăn ngừa lông rụng khắp nhà. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng thì cần phải chải lông thường xuyên hơn và nên cắt tỉa lông cho chó.
Vì bộ lông quá dày rậm nên việc tắm gội cho chó chow chow chỉ cần tắm 1 – 2 tuần một lần, nếu thời tiết khô nóng thì có thể tắm 1 lần một tuần. Khi tắm cho chó Chow Chow bạn nên dùng vòi nước xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm và massage cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.
Chú ý thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm như tai, mắt và đặc biệt là chú ý vệ sinh răng miệng cho chó Chow Chow mỗi tuần một lần. 
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Chow Chow

Chow Chow
Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Đối với chó chow chow thì giống chó này được đánh giá là một giống chó khỏe mạnh, ít mắc bệnh nguy hiểm. Nhưng chó chow chow thường hay mắc các bệnh về mắt do cấu tạo khuôn mặt gãy của chúng có liên quan đến mi mắt đó là chứng quặm mi mắt, sưng ngứa mắt và bệnh xoắn dạ dày nên cẩn thận trong việc cho chó ăn uống hợp lý.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.

6. Giá chó Chow Chow

Giống chó Chow Chow được bán tại thị trường Việt Nam với giá thành khá cao với tầm khoảng từ 15 – 20 triệu một con chó chow chow. 
Đối với giống chó chow chow không có nguồn gốc rõ ràng hay giấy tờ xác nhận thì được bạn với giá tầm 10 triệu.
Bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ và lựa chọn những nơi uy tín để chọn mua chó chow chow, cần kiểm tra các giấy tờ liên quan đến con chó mà mình mua như giấy tờ tiêm chủng…
Chow Chow
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Chow Chow cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Chow Chow có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Chow Chow khỏe mạnh, xinh xắn và đáng yêu.

Cách nuôi chó Shiba Inu

Shiba Inu là dòng chó cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình, đây là giống chó cỡ vừa có thể trông giữ nhà và là loài chó vật nuôi thân thiện, tình cảm với mọi người. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu những kinh nghiệm, phương pháp để chọn nuôi giống chó Shiba inu thì tại bài viết này sẽ chia sẽ những phương pháp chăm sóc chó và cách nuôi chó hiệu quả cho những người nuôi chó Shiba Inu.
Shiba Inu
Cách nuôi chó Shiba Inu

1. Chọn giống chó Shiba Inu

Giống chó Shiba Inu có vẻ ngoài khá dễ nhầm lẫn với giống chó Nhật Akita Inu, nó giống như một phiên bản thu nhỏ của dòng chó Akita mà những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các giống chó có thể gặp phải. Để chọn mua được một con chó Shiba Inu đúng tiêu chuẩn, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Shiba và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Shiba Inu tốt.
Kinh nghiệm để chọn mua được một con chó Shiba Inu đúng tiêu chuẩn là chú ý dòng chó Shiba có kích thước nhỏ gọn, thân hình chắc nịch, hơi thấp nhưng cơ thể chắc chắn, dáng vẻ nhanh nhẹn. 
Khuôn mặt chó nhỏ nhọn, đầu cân xứng với cơ thể, trán rộng và đôi tai nhỏ hình tam giác, mắt nhỏ và có màu sẫm. 
Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con, quan sát và đánh giá xem chó con phải nhanh nhẹn, lanh lợi và hoạt bát thì mới chọn mua.

Shiba Inu

Tìm hiểu về những đặc tính của giống chó Shiba Inu

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Shiba Inu

Chó Shiba tương đối dễ nuôi và không kén ăn, vì vậy bạn chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống của chó để có một khẩu phần ăn hợp lý và đủ chất dinh dưỡng cho chó mỗi ngày thì sẽ không gặp phải vấn đề gì trong việc nuôi chó shiba inu cả.
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực và vóc dáng.

Shiba Inu
Chăm sóc chó Shiba theo độ tuổi
Chế độ ăn của chó Shiba Inu con từ 1 – 2 tháng tuổi được chăm sóc như việc chăm sóc chó con, cho chúng ăn cháo, cơm với thịt xé nhỏ và bổ sung các loại thức ăn khô ngâm mềm khoảng 5′. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Shiba khi được từ 2 – 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì đây là giai đoạn chó cần được chăm sóc chu đáo để phát triển thể chất, trong giai đoạn này cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó nhiều thịt, tốt nhất là thịt bò, tim gan heo, bò cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa  mỗi ngày.
Khi chó Shiba đạt từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là thời điểm mà con chó sẽ phát triển rất nhanh và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, vì vậy cần phải tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Shiba ăn uống
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
  • Tránh chó chó ăn nhiều cơm, tinh bột, chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
  • Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

3. Cách chăm sóc chó Shiba Inu

Để có thể chăm sóc tốt cho chó Shiba, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, Shiba thích sống trong điều kiện thời tiết mát mẻ và thông thoáng, bạn nên chuẩn bị chỗ ở của chó cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ không gian để chó được tự do vận động.
Chó Shiba cần được dẫn đi dạo và vận động hàng ngày, bạn nên cho chó tham gia một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay…. để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

Shiba Inu

4. Cách làm vệ sinh cho chó Shiba Inu

Chó Shiba Inu có bộ lông ngắn nhưng dày và rụng lông tương đối nhiều, đặc biệt là vào mùa hè, bạn nên cắt tỉa lông cho chó và thường xuyên chải lông cho chó mỗi tuần để loại bỏ lông chết.

Chú ý không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần. Bạn có thể cho chó phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối để giữ cho cơ thể luôn khô ráo. Chú ý kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, bàn chân… cho chó.

Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Shiba Inu

5. Các bệnh thường gặp ở chó Shiba Inu

Lưu ý rằng tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Chó Shiba Inu là giống chó khỏe mạnh và ít bệnh tật, tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề sức khỏe có thể gặp ở chó shiba như bị dị ứng, các vấn đề về mắt như đục thuỷ tinh thể, một số vấn đề về xương khớp, khi chó còn nhỏ thì không nên cho chúng vận động quá nhiều với mức độ nặng.

Nếu phát hiện chó có hiện tượng mệt mỏi, nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, đỏ mắt… thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Shiba Inu
Bạn có thể tham khảo thêm một số bệnh thường gặp ở chó để biết cách phòng tránh và chữa trị.

Đó là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Shiba Inu cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Shiba Inu có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó Shiba Inu cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Shiba khỏe mạnh và tình cảm.

Cách nuôi chó Labrador Retriever

Labrador Retriever là dòng chó được nuôi rất phổ biến hiện nay, dòng chó này được yêu quý bởi sự nhanh nhẹn, thông minh, thân thiện, đặc biệt rất tình cảm và gần gũi với con người. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm mua một con chó Labrador thuần chủng, tìm hiểu cách nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chó Labrador Retriever.
Labrador Retriever

Cách nuôi chó Labrador Retriever

1. Chọn giống chó Labrador Retriever

Labrador là giống chó nổi tiếng của Mỹ và được nhiều người yêu thích nuôi trong gia đình. Để chọn mua được một con chó Labrador giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Labrador và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó akita tốt.
Giống chó Labrador Retriever gồm 2 dòng chó Labrador Anh và Labrador Mỹ, tuy có một số nét khác biệt về ngoại hình nhưng đây là loài chó lớn mạnh mẽ, rất thông minh, thân thiện và tình cảm với con người.
Labrador Retriever
Kinh nghiệm chọn mua chó Labrador Retriever:
Chó Labrador có cơ thể to khỏe, rắn chắc, xương lớn và nặng, khung xương sườn rộng, lồng ngực rộng và sâu, phần lưng thẳng và khá dài, các chân lớn và cơ bắp, bàn chân to rộng và có màng.
Đầu chó Labrador tương đối lớn, trán rộng. Khuôn mặt gọn, không có nếp nhăn, mắt khá nhỏ.
Mõm chó rộng, sống mũi to khỏe vuông vắn, lỗ mũi to, điểm tiếp giáp giữa trán và gốc mũi khá gãy.
Tai lớn và hơi tròn ở chóp tai thường rũ xuống hai bên má, đuôi chó labrador không quá dài, gốc đuôi rất to và thon dần lại về phía chóp đuôi, đuôi được bao quanh bởi một lớp lông ngắn dày, đuôi thường thả lõng.
Labrador có bộ lông ngắn, dày và thẳng với các màu phổ biến là đen,vàng và sôcôla.
Một số đặc điểm lỗi ở chó Labrador Retriever
  • Cơ thể chó mảnh khảnh, cấu trúc xương nhỏ.
  • Lông quá mỏng hay thưa thớt, lông quá dài hoặc lông gợn sóng. Bộ lông có pha tạp màu khác hoặc có mảng màu trắng ở trên cơ thể đều là lỗi.
  • Đuôi quá ngắn hoặc quá dài, đuôi chó cong trên lưng cũng là lỗi.

Tìm hiểu về những đặc tính của giống chó Labrador Retriever

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Labrador Retriever

Chó Labrador là dòng chó lớn và khỏe mạnh, giống chó này cũng tương đối dễ nuôi vì chúng không kén ăn, chỉ cần có chế độ ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng để giúp chó phát triển vóc dáng và sức khỏe.
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó Labrador cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, chất béo, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó khỏe mạnh.

Labrador Retriever
Chăm sóc chó Labrador Retriever theo độ tuổi
Chế độ ăn của chó Labrador con từ 1 – 2 tháng tuổi được chăm sóc như việc chăm sóc chó con, cho chúng ăn cháo, cơm nhuyễn với thịt băm nhỏ, cho chó ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Labrador khi được từ 2 – 6 tháng tuổi là giai đoạn chó cần chú ý đến chế độ ăn, khẩu phần ăn của chó labrador cần bổ sung nhiều thịt, tốt nhất là thịt heo nạc, thịt gà, bò, tim gan heo… cắt nhỏ nấu chín, trứng, rau củ, thức ăn khô, cho chó ăn 3 bữa và uống thêm sữa ấm mỗi ngày.
Khi chó Labrador đạt từ 6 tháng tuổi trở lên, đây là thời điểm mà con chó sẽ phát triển rất nhanh và tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn, vì vậy cần phải tăng cường khẩu phần ăn và bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng nhiều đạm, protein và canxi cho chó, đặc biệt là thịt, xương, nội tạng của động vật, trứng, rau củ,…
Khi chó ở giai đoạn trưởng thành bạn có thể cho chó ăn thịt nguyên khối, gặm xương ống sẽ giúp chó chắc răng hơn.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Labrador Retriever ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
  • Tránh chó chó ăn nhiều cơm, tinh bột, chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
  • Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

3. Cách chăm sóc chó Labrador Retriever

Labrador Retriever
Chó Labrador Retriever dễ thích nghi với các điều kiện thời tiết cũng như môi trường sống, để chăm sóc tốt cho chó Labrador thì bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt. 
Labrador Retriever là dòng chó mạnh mẽ và năng động, bạn cần thường xuyên cho chó vận động, vui chơi và đi dạo hàng ngày, chó Labrador cũng rất thích bơi lộ, cho chó tham gia một số hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng, bắt đĩa bay, … để chúng được rèn luyện sức khỏe và thể chất.

4. Cách làm vệ sinh cho chó Labrador Retriever

Labrador Retriever
Chó Labrador Retriever có bộ lông dày rậm nhưng lông ngắn và ít rụng việc vệ sinh và chăm sóc lông cho Labrador cũng khá đơn giản không tốn nhiều thời gian. Chỉ cần chải lông cho chó mỗi lần một tuần để loại bỏ những sợi lông chết.
Chú ý không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần. Bạn có thể cho chó phơi nắng vào buổi sáng và chiều tối. 
Chú ý kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, bàn chân… cho chó.
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Labrador Retriever

Labrador Retriever
Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Labrador Retriever là dòng chó có sức khỏe và thể lực rất mạnh khỏe, dường như rất ít khi bị bệnh. Chỉ lưu ý khi chó ở độ tuổi dưới 8 tháng thì có thể gặp phải một số vấn đề về xương khớp, bệnh teo cơ và bệnh về mắt như chứng teo võng mạc.

6. Giá chó Labrador  

Giống chó Labrador Retriever rất phổ biến tại Việt Nam, tuy là giống chó ngoại nhưng tại thị trường Việt Nam thì dòng chó này được nhân giống phổ biến do đó giá thành của chó Labrador không quá cao. Theo giá tham khảo trên thị trường khi mua chó Labrador Retriever con 2 tháng thì chỉ giao động ở mức 4 – 6 triệu một con.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Labrador Retriever cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Labrador có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó Labrador cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Labrador khỏe mạnh và trung thành.

Cách phân biệt chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi

Chó Corgi gồm Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi là dòng chó cảnh được nhiều người yêu thích, giống chó có vẻ ngoại hình ngộ nghĩnh này rất thông minh, lanh lợi và đáng yêu. Nếu bạn yêu thích chó corgi và muốn tìm hiểu rõ hơn về hai dòng chó Pembroke và Cardigan thì tại bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong trong việc nhận diện và phân biệt các dòng chó corgi.

Cách phân biệt chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi
Cách phân biệt chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi

Giống chó Pembroke Welsh CorgiCardigan Welsh Corgi đều là dòng chó Corgi cổ có nguồn gốc lâu đời tại xứ Wales, cả hai dòng chó này đều thuộc dòng chó nhỏ lùn đáng yêu. Pembroke và Cardigan đều mang một số nét ngoại hình khá tương đồng nhưng cũng nhiều điểm khác biệt từ vẻ ngoài lẫn tính cách có thể khiến cho chúng ta dễ nhầm lẫn khi nhận dạng dòng chó Corgi. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu rõ hơn về hai dòng chó này thì tại bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong trong việc nhận diện và phân biệt chó Pembroke corgi và chó Cardigan corgi.

Điểm chung của dòng chó Corgi

Cả hai dòng chó Pembroke Corgi và Cardigan Corgi đều có kích cỡ ngoại hình khá tương đồng nhau, với cơ thể tương đối đầy đặn, thấp lùn, thân hình dài và các chân rất ngắn hơn nhiều so với cơ thể.
Đầu thủ tương đối nhỏ, hộp sọ rộng, cổ dày, ngực rộng và sâu, mõm và mũi khá nhỏ và hơi thuôn nhọn, tai lớn vểnh nhọn. 
Hai dòng chó này đều có bộ lông kép dày, thẳng và ngắn, lông có nhiều màu sắc khác nhau, có các mảng màu trắng ở phần ngực, cổ, bụng và dưới các cặp chân, chúng cũng thường có một đường vệt trắng ở trên trán và mũi.
Giống chó Corgi đều rất thông minh, dễ huấn luyện, nhanh nhẹn, hoạt bát và lém lỉnh, loài chó nhỏ này rất thân thiện, thích vui chơi và rất tình cảm với trẻ con.

Điểm khác biệt của giống chó Pembroke Welsh Corgi và chó Cardigan Welsh Corgi:

Chó Pembroke Welsh Corgi:

chó Pembroke Welsh Corgi
Chó Pembroke Welsh Corgi màu trắng vàng

Về ngoại hình thì chó Pembroke có vóc dáng cơ thể tương đối gọn nhẹ hơn so với chó Cardigan. Chúng có bộ ngực sâu, chân nhỏ gầy, hai chân trước ngắn và hơi hướng về phía trước một chút. 
Mắt cỡ vừa, khoảng cách giữa hai mắt khá gần nhau và có màu mắt sậm hài hòa với màu lông.
Tai tương đối nhỏ hơn chó Cardigan và khoảng cách giữa hai tai khá gần nhau.
Đuôi cộc hoặc đuôi rất ngắn và thường xoăn và cụt. Hầu hết thì chó Pembroke sinh ra không có đuôi hoặc đuôi sẽ bị cắt đi khi được vài ngày tuổi.
Bộ lông ngắn nhưng dày rậm, phần lông ở vùng cổ, phía sau chân và đuôi rậm hơn, giống chó này thường có màu nâu vàng, nâu đỏ, màu đen nâu.
Về tính cách thì chó Pembroke Corgi có khuynh hướng năng động, nhanh nhẹn và vui vẻ hơn. 
Chó Cardigan Welsh Corgi:

Cardigan Welsh Corgi
Chó Cardigan Welsh Corgi màu trắng vàng

Về kích cỡ thì chó Cardigan có cơ thể đầy đặn và nặng nề hơn chó Pembroke, với kích thước thân hình dài hơn và nặng ký hơn. Cổ đầy và dài, các chân to khỏe hơn.

Mắt khá nhỏ và khoảng cách giữa hai mắt tương đối xa hơn.
Tai lớn rộng và tròn hơn, khoảng cách giữa hai tai nằm cách xa nhau.
Đuôi dài buông thõng xuống đất và rậm lông.
Bộ lông ngắn dày rậm, giống chó này thường có màu đen, nâu đỏ, nâu vàng, màu kem, màu xám, màu vện.
Về tính cách thì chó Cardigan Corgi hơi lười biếng và chậm hơn so với chó Pembroke.
Trên đây là một số kinh nghiệm hữu ích trong việc lựa chọn và phân biệt giữa dòng chó Corgi giữa Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi. Hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chọn lựa và chăm sóc chó Corgi khỏe mạnh và đẹp đẽ.

Tìm hiểu chi tiết cách chọn chó và kinh nghiệm nuôi chó Pembroke và Cardigan:


Thông tin liên quan
Kinh nghiệm chọn chó 
Kinh nghiệm phân biệt chó
Kinh nghiệm nhận biết chó
Cách phân biệt chó Corgi
Cách nhận biết chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi
Cách chọn chó Corgi
Cách chọn chó Pembroke Welsh Corgi 
Cách chọn chó Cardigan Welsh Corgi
Đặc điểm khác nhau giữa chó Cardigan Corgi và Pembroke Corgi
Điểm tương đồng và khác biệt giữa giống chó Cardigan và chó Pembroke
Điểm giống nhau và khác nhau của chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi
Nét giống và khác nhau của hai dòng chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi

Cách phân biệt chó Bắc Kinh và chó Nhật

Chó Bắc Kinh và chó Nhật là hai dòng chó cảnh vật nuôi rất bổ biến trong các gia đình, hai dòng chó này mang một số nét ngoại hình khá tương đồng nhưng cũng nhiều điểm khác biệt từ vẻ ngoài lẫn tính cách có thể khiến cho chúng ta dễ nhầm lẫn khi nhận dạng giống chó. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu rõ hơn về hai giống chó này thì tại bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong trong việc nhận diện và phân biệt chó Bắc Kinh và chó Nhật.

Cách phân biệt chó Bắc Kinh và chó Nhật
Cách phân biệt chó Bắc Kinh và chó Nhật

Giống chó Bắc Kinhgiống chó Nhật thật sự đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, cả hai dòng chó này đều là những loài vật cưng quý trong các tầng lớp vua chúa và quý tốc thời xưa. Tuy giống chó Nhật xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đã được phát triển rộng ở Nhật và được Hiệp hội chó giống quốc tế công nhận, đổi tên thành “chó Nhật” vào năm 1977. 

Điểm tương đồng của giống chó Bắc Kinh và chó Nhật

Cả hai dòng chó cảnh này đều có kích cỡ ngoại hình khá tương đồng nhau, với cơ thể nhỏ gọn, thân hình tương đối dài và các cặp chân ngắn, tạo ra tổng thể thân hình như một hình hộp chữ nhật. Bộ lông thô dày rậm và dài.
Chó Bắc Kinh và chó Nhật đều có đầu thủ khá lớn, hộp sọ rộng, cổ ngắn và đầy, khuôn mặt gãy, mõm và mũi rất nhỏ, ngắn và hếch, hàm dưới hơi trề. Mắt to tròn và lồi, đuôi rậm lông dỏng cao và cuộn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên.
Đặc điểm tính cách chung của hai giống chó này là đều rất tình cảm và ngoan ngoãn, dễ dạy bảo.

Điểm khác biệt của giống chó Bắc Kinh và chó Nhật:

Chó Bắc Kinh – Pekingese:

Chó Bắc Kinh - Pekingese
chó Bắc Kinh

Về ngoại hình thì chó Bắc Kinh có kích thước nhỉnh hơn so với chó Nhật về chiều cao và cân nặng, chó Bắc Kinh có kích thước chiều cao tầm 30 – 45 cm và cân nặng từ 4 – 6 kg. Tuy nhiên tổng thể thân hình của chó Bắc Kinh trông thấp lùn và đủng đỉnh hơn.
Đầu lớn và hộp sọ rộng, khuôn mặt gãy rõ và vùng mặt có nhiều nếp nhăn hơn.
Mõm và mũi đều có màu đen. Mắt to tròn và lồi có mí mắt màu đen, khoảng cách giữa 2 mắt cách xa nhau. 
Tai có hình trái tim nằm thấp ở mặt trước của đầu và buông thõng sát đầu thủ.
Bộ lông dày và dài, chó Bắc Kinh thì có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, đen, nâu vàng, nâu đỏ, màu kem, vàng nhạt…
Về tính cách thì chó Bắc Kinh khá cảnh giác và dè dặt với người lạ, chúng khá khó chịu với những loài vật khác. Chó Bắc Kinh không thích bị quấy phá, chúng thường gầm gừ, cắn sủa và khó chịu với những con vật lạ hay khi bị trẻ nhỏ chọc phá. Chó Bắc Kinh không thích hợp để chơi với trẻ nhỏ.

Chó Nhật – Japanese Chin:

Chó Nhật - Japanese Chin
chó Nhật

Về kích cỡ thì chó Nhật có cơ thể nhỏ gọn và cân đối hơn chó Bắc Kinh. Chiều dài cơ thể cân đối với chiều cao, chúng có kích thước chiều cao từ 18 – 28 cm và trọng lương khoảng từ 2 – 7 kg. Dáng đi của chó Nhật trông nhanh nhẹn và khỏe khoắn hơn chó Bắc Kinh.
Đầu thủ lớn và hộp sọ khá tròn trịa, khuôn mặt ít gãy và vùng mặt không có nhiều nếp nhăn. 
Mõm và mũi ngắn và tương đối lớn hơn, viền mõm và mũi có màu đen đối với những con chó lông đen và trắng, với những con chó màu khác thì màu mũi và viền miệng luôn phù hợp với những mảng màu của lông. 
Tai nhỏ có hình chữ V nằm cách xa nhau và hơi thấp dưới đỉnh hộp sọ, được che phủ bởi lông rậm.
Bộ lông dày rậm với màu chủ đạo là màu trắng có những mảng màu pha như màu đen, cũng có thể là nâu đỏ, vàng chanh, vàng cam, nâu da chồn, đen và trắng với những đốm nâu hoặc màu vện xám.
Về tính cách thì chó Nhật thì khá dễ tính, thân thiện và hoạt bát hơn chó Bắc Kinh. Nếu như chó Bắc Kinh thường khó chịu với những con vật khác hay không thích chơi với trẻ nhỏ thì chó Nhật lại rất dễ chịu, lém lỉnh và rất thích chơi đùa với trẻ em hay những con vật khác.
Trên đây là một số kinh nghiệm hữu ích trong việc lựa chọn và phân biệt giữa dòng chó Bắc Kinh và chó Nhật. Hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chọn lựa và chăm sóc chó Bắc Kinh và chó Nhật khỏe mạnh và đẹp đẽ.

Tìm hiểu chi tiết cách chọn chó và kinh nghiệm nuôi chó Bắc Kinh và chó Nhật:

Thông tin liên quan
Kinh nghiệm chọn chó 
Kinh nghiệm phân biệt chó
Kinh nghiệm nhận biết chó
Cách phân biệt chó Bắc Kinh và chó Nhật
Cách nhận biết chó Bắc Kinh và chó Nhật
Cách chọn chó Bắc Kinh
Cách chọn chó Nhật
Đặc điểm khác nhau giữa chó Bắc Kinh và chó Nhật
Điểm tương đồng và khác biệt giữa giống chó Bắc Kinh và chó Nhật
Điểm giống nhau và khác nhau của chó Bắc Kinh và chó Nhật
Nét giống và khác nhau của hai dòng chó Bắc Kinh và chó Nhật

Cách nuôi chó Corgi – Kinh nghiệm chọn chó Corgi

Corgi là giống chó nhỏ có vẻ ngoại hình ngộ nghĩnh và đáng yêu cùng bản tính rất năng động và thông minh, loài chó này dù có giá thành khá cao nhưng vẫn được nhiều người yêu thích và muốn sở hữu một con vật cưng tuyệt vời này. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm mua một con chó Corgi đáng yêu, tìm hiểu cách nuôi dưỡng và chăm sóc chó Corgi một cách hiệu quả thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc nuôi chó Corgi.

Corgi
Cách nuôi chó Corgi – Kinh nghiệm chọn chó Corgi

1. Chọn giống chó Corgi

Giống chó Corgi thuộc dòng chó lùn, gồm 2 dòng chó khác nhau là dòng Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi. Hai dòng chó này có một số điểm tương đồng và khác biệt có thể phân biệt được. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các loài chó này để lựa chọn dòng chó corgi phù hợp thì có thể tìm hiểu tại bài viết này.
Corgi

Tìm hiểu chi tiết những đặc tính của giống chó Corgi

Để chọn mua được một con chó Corgi thuần chủng, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Corgi và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Corgi tốt.
Kinh nghiệm để chọn mua được một con chó Corgi đúng tiêu chuẩn là tổng thể cơ thể của chó corgi tương đối đầy đặn, thấp lùn, thân hình dài và các chân rất ngắn so với cơ thể
Chó corgi có đầu thủ tương đối nhỏ, hộp sọ rộng, cổ dày , ngực rộng và sâu, mõm và mũi khá nhỏ và hơi dài thuôn nhọn.Bộ lông kép dày, thẳng và ngắn.

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Corgi

Corgi là giống chó nhỏ lùn, hệ tiêu hóa và dạ dày của chúng khá kém nên điều quan trọng trong việc chăm sóc chó là cần cho chúng ăn các loại thức ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng.
Corgi
Chế độ ăn của chó Corgi theo độ tuổi
Chó Corgi con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt nạc hoặc thịt gà băm nhuyễn, ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm, uống khoảng 200ml sữa ấm mỗi ngày. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Corgi từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, xương hầm lấy nước, cá, tôm, trứng, bột ngũ cốc, bột ngô, rau củ,…để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của Corgi phải được nấu chín và mềm, nên tránh cho chó ăn các loại xương vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó Corgi từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, ở giai đoạn này bạn cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên bổ sung cho chó ăn nhiều rau xanh, củ quả như cà rốt, bắp cải, bí, trái cây như chuối, dưa hấu. Mỗi tuần cho chó ăn thêm vài quả trứng cút lộn, vịt lộn hoặc trứng gà luộc.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. 
  • Không nên cho chó Corgi ăn xương xóc, đồ ăn quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo hay các loại nội tạng động vật.
  • Điều quan trọng cần chú ý là chó corgi rất dễ tăng trọng lượng và bị béo phì vì vậy chế độ và khẩu phần ăn của chó phải vừa phải, cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

3. Cách chăm sóc chó Corgi

Corgi

Chó Corgi có thể thích ghi với các điều kiện khí hậu, tuy nhiên để có thể chăm sóc tốt cho chó Corgi, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, cần phải đảm bảo chỗ ở của chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt. 

Chó corgi rất năng động, hoạt bát và thích chạy nhảy, chúng cũng dễ bị béo phì nếu không được hoạt động nhiều, vì vậy bạn cần phải dẫn chó đi dạo, vui chơi ngoài trời mỗi ngày để chó vận động rèn luyện thể chất và tinh thần. Bạn nên cho chó đi bộ, chạy nhảy, bắt bóc, vui chơi bên ngoài khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.

4. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó

Chó Pembroke và Cardigan có bộ lông dày nhưng ngắn cho nên việc làm vệ sinh cho chó Corgi không khó và cũng không mất nhiều thời gian, chỉ cần bạn thường xường xuyên chải lông cho chó mỗi ngày để loại bỏ lông chết cho chó.

Chó corgi chỉ nên tắm 1 – 2 tuần 1 lần hoặc tắm khi cần thiết. Nếu chó bị bẩn nhẹ hoặc muốn làm sạch cho chó thì bạn nên dùng khăn bông ngâm vào nước ấm vắt cho khô và lau mình cho chó. Có thể thoa một ít phấn rôm em bé lên lông của chó để giữ lông khô và thơm.

Chú ý thường xuyên làm vệ sinh sạch ở phần mặt, mũi, miệng, mắt và tai cho chó mỗi tuần một lần.

Corgi
Chó Corgi lúc còn nhỏ thường không kiểm soát được việc đi vệ sinh, vì vậy bạn cần phải tập cho chó biết đi vệ sinh đúng giờ và đúng chỗ.
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Corgi

Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Giống chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi là dòng chó nhỏ có tuổi thọ trung bình khoảng 11 – 13 năm. Khi nuôi chó lạp xưởng thì bạn cần chú ý một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó lạp xưởng như chúng dễ bị mắc các bệnh về đường ruột, dễ bị béo phì, các bệnh về mắt như teo võng mạc tiến triển, bị động kinh và bệnh lý tủy sống thoái hóa.
Cũng cần chú ý rằng do cấu trúc cơ thể của chó corgi với lưng dài, chân ngắn nên con chó dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp, bị hội chứng bệnh đĩa xương sống và đau cột sống. Nên chú ý cẩn thận trong việc để chó vận động và chạy nhảy mạnh.
Corgi
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.

6. Giá chó Corgi

Giống chó Corgi là dòng chó ngoại, tại thị trường Việt Nam thì dòng chó này chưa được nhân giống phổ biến, vì vậy khi mua thì chủ yếu là phải nhập khẩu từ nước ngoài về, do đó giá thành của chó Corgi trên thị trường khá cao. Đây là bản giá bán chó Corgi trên thị trường hiện nay mà những người yêu thích chó Corgi có thể tham khảo
Tham khảo giá chó Pembroke Welsh Corgi và Cardigan Welsh Corgi:
  • Giá bán chó Corgi nhập khẩu từ nước ngoài về có giá giao động từ 40 – 60 triệu một con.
  • Giá bán chó sinh sản tại Việt Nam có giấy tờ chứng nhận với giá giao động từ 20 – 35 triệu một con.
  • Giá bán chó sinh sản tại Việt Nam không giấy tờ chứng nhận nguồn gốc với giá giao động từ 15 – 20 triệu một con.

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Corgi cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Corgi cần biết để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó Corgi cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Corgi khỏe mạnh, đáng yêu và thông minh.

Cách nuôi chó Nhật – Kinh nghiệm chọn chó Nhật

Giống chó Nhật là loài vật cưng được nuôi phổ biến trong các gia đình và nhận được sự yêu thích của những người yêu chó. Chó Nhật cũng có những nét tương đồng với giống chó Bắc Kinh, với vẻ ngoài nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và tính cách thân thiện, tình cảm. Nếu bạn cũng đang nuôi loài chó cảnh này hay có ý định muốn nuôi một chú chó Nhật thì nên lưu ý đến một số kinh nghiệm để nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách và tốt hơn cho loài chó Nhật –  Japanese Chin nhé.

 chó Nhật

Cách nuôi chó Nhật –  Japanese Chin

1. Chọn giống chó Nhật

Thực tế thì dòng chó Nhật và chó Bắc Kinh có một số nét khá tương đồng về ngoại hình khiến những người mới nuôi chó hoặc ít kinh nhiệm trong việc chọn chó thường dễ bị nhầm lẫn và khó phân biệt được dòng chó Nhật và chó Bắc Kinh, vì vậy để chọn được một chú chó Nhật thuần chủng, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Nhật và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Nhật – Japanese Chin tốt.

chó Nhật
Kinh nghiệm để mua chó Nhật đúng chuẩn là chú ý thân hình của con chó phải thanh mãnh, phần lưng thẳng, bụng hơi thóp, ngực nở sâu, các chân nhỏ ngắn cân đối với cơ thể. 
Chó Nhật có chiếc đầu lớn, trán rộng và khá tròn trịa, khuôn mặt gãy, vùng mặt có ít nếp nhăn. Tai nhỏ có hình chữ V được che phủ bởi lông rậm, đuôi dỏng cao và cuộn cong trên lưng, lông đuôi nhiều. 
Quan sát con chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cặp mắt sáng. Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con.
Tìm hiểu chi tiết về những đặc tính của giống chó Nhật

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Nhật

Cũng giống như chó Bắc kinh, chó Nhật có hệ tiêu hóa kém và khá kén ăn vì vậy cần phải chú ý đến các chế độ ăn uống cho chó hợp lý và đủ chất.

chó Nhật
Chăm sóc chó Nhật theo độ tuổi
Chó con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt nạc hoặc thịt gà băm nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày, cho chó uống thêm sữa ấm mỗi ngày.
Chó Nhật từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, xương ống hầm lấy nước, các loại ngũ cốc, bột ngô, rau củ và trái cây… để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó Nhật phải được nấu mềm và không quá khô, nên tránh cho chó ăn các loại xương xóc vì sẽ gây nguy hiểm cho đường ruột của chó.
Khi chó Nhật từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, ở giai đoạn này bạn cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó, nên bổ sung cho chó ăn nhiều rau xanh, củ quả như cà rốt, bắp cải, bí, trái cây như chuối, dưa hấu. Mỗi tuần cho chó ăn thêm vài quả trứng cút lộn, vịt lộn hoặc trứng gà luộc.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Nhật ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. 
  • Không nên cho chó Nhật ăn xương xóc, đồ ăn quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo hay các loại nội tạng động vật.
  • Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. 
  • Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

3. Cách chăm sóc chó Nhật 

chó Nhật

Để có thể chăm sóc tốt cho chó Nhật- Japanese Chin, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, cũng như chó Bắc Kinh, chó Nhật thường không chịu được khí hậu lạnh, thời tiết quá nóng hoặc ẩm ướt. Vì cấu trúc cơ thể và khuôn mặt gãy, mũi và mõm nhỏ ngắn nên loài chó này dễ bị lạnh, bị sốc nhiệt, bị ho, suyễn, vì vậy cần phải đảm bảo con chó được giữ ấm, nơi ở chỗ chó phải thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm ướt. Nếu chó bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của chúng dẫn đến mắc bệnh viêm phổi.

Chó Nhật rất hiếu động, tinh nghịch và thích chạy nhảy vì thế bạn nên tranh thủ dẫn chó đi dạo, vui chơi ngoài trời mỗi ngày để chó vận động rèn luyện thể chất và tinh thần. Bạn nên cho chó đi bộ, chạy theo xe đạp hoặc vui chơi bên ngoài khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.

4. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Nhật

chó Nhật

Chó Nhật – Japanese Chin là loài chó này có bộ lông dài và dày rậm, lông thường rụng khá nhiều, vì vậy cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc lông cho chó. Bạn cần thường xuyên chải lông và vuốt lông cho chó mỗi ngày để loại bỏ lông chết và dưỡng lông bóng mượt.

Không nên tắm cho chó quá thường xuyên, bạn chỉ cần tắm cho chó 1 tuần lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.

Nếu chó gặp các vấn đề về lông hay da thì bạn có thể dùng các loại lá cây như lá khế, lá bưởi, chè xanh nấu lấy nước ấm để tắm cho chó, ngoài ra, để giúp lông của chó tránh bị vón cục sau tắm thì sau khi tắm cho chó bằng dầu gội cho chó thì hãy vắt một quả chanh lên lông của chó và xả lại bằng nước sạch, nó sẽ giúp lông của chó tơi hơn và sạch sẽ hơn.

Chó Nhật có khuôn mặt gãy vì vậy cần phải chú ý thường xuyên làm vệ sinh sạch ở phần mặt, mũi, miệng, mắt và tai cho chó mỗi tuần một lần. 
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Nhật

chó Nhật
Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Chó Nhật có thể chất tương đối yếu, chúng thường có xu hướng hay thở khò khè và bị nhiễm trùng mắt. Chó Nhật cũng dễ bị cảm, gặp các bệnh hô hấp và các vấn dề về phổi, dễ bị trầy xước giác mạc, các bệnh về xương khớp, dễ bị thừa cân và bị bệnh béo phì nếu không được vận động nhiều.
Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, đỏ mắt, hay nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.

Trên đây là một số kinh nghiệm chọn chó, nuôi dưỡng và chăm sóc chó Nhật – Japanese Chin cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Nhật cần biết để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó Nhật cũng như chế độ ăn uống hợp lý cho chó, cách chăm sóc lông chó, tiêu chuẩn chọn chó…, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc một chú chó Japanese Chin khỏe mạnh và đẹp đẽ.

Cách nuôi chó Bichon Frise

Giống chó Bichon Frise là dòng chó cảnh nhỏ vô cùng xinh xắn, đáng yêu và chúng còn chinh phục được tình cảm của những người yêu chó cảnh bởi sự lanh lợi, hoạt bát và thân thiện. Bài viết này sẽ chia sẽ những phương pháp chăm sóc chó và cách nuôi chó hiệu quả cho những người nuôi chó Bichon Frise. Nếu bạn cũng đang nuôi loài chó cưng này hay có ý định muốn nuôi một chú chó Bichon Frise để giải trí thì nên lưu ý đến một số kinh nghiệm để nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách và tốt hơn cho loài chó Bichon Frise nhé.

Bichon Frise
Cách nuôi chó Bichon Frise

1. Chọn giống chó Bichon Frise

Giống chó Bichon Frise có vẻ ngoài rất đáng yêu và ngộ nghĩnh, đây là loài chó cảnh rất thông minh, dễ thương. Để chọn mua được một con chó Bichon đẹp, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Bichon Frise và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Bichon Frise tốt.

Bichon Frise
Kinh nghiệm chọn mua chó Bichon Frise là chú ý thân hình của con chó phải nhỏ gọn và đầy đặn. Các cặp chân tương đối ngắn nhưng khá cân đối với cơ thể, chiếc cổ dài và đầy, ngực nở, đuôi cong quấn lên lưng.
Chó Bichon có chiếc đầu tròn trịa, hộp sọ rộng, khuôn mặt đầy và hơi gãy, đôi mắt tròn tương đối to, mõm và mũi khá nhỏ, tai cụp nằm cách xa nhau được che phủ bởi lông rậm.
Bộ lông của chó Bichon gồm 2 lớp lông dày, lông xù dài thẳng hoặc lượn sóng, màu lông thường có màu trắng tuyền, màu kem hoặc màu ghi nhạt.
Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con, quan sát và đánh giá xem chó Bichon Frise phải nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi thì mới chọn mua.

Bichon Frise
Tìm hiểu chi tiết về những đặc tính của giống chó Bichon Frise

2. Chế độ dinh dưỡng của chó Bichon Frise 

Giống chó nhỏ Bichon Frise có hệ tiêu hóa và dạ dày tương đối yếu, chúng còn rất dễ bị béo phì vì vậy để nuôi dưỡng tốt cho loài chó này thì cần phải có một số kinh nghiệm trong việc thiết lập chế độ và khẩu phần ăn hợp lý cho chúng.

Bichon Frise
Chế độ ăn của chó Bichon theo độ tuổi
Chó Bichon Frise con từ 1 – 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt nạc hoặc thịt gà băm nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày, cho chó uống sữa ấm khoảng 200ml mỗi ngày.
Chó Bichon Frise từ 3 – 6 tháng tuổi bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại thịt, cá, trứng, bột ngô, ngủ cốc, rau củ và trái cây…để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của Bichon phải được nấu mềm và xé nhỏ, nên tránh cho chó ăn các loại xương nhỏ vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó Bichon Frise từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, canxi và đạm cho chó. Nên cho Bichon Frise cần ăn thêm hột vịt lộn hoặc trứng gà luộc sẽ giúp bộ lông đẹp và mướt hơn. Thời điểm này bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô dành cho chó nhỏ để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Bichon ăn
  • Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó Bichon uống sữa tươi vì rất dễ bị tiêu chảy.
  • Không nên cho chó Bichon ăn đồ ăn khô cứng, xương xóc, các loại nội tạng động vật, thức ăn quá mặn, thức ăn nhiều mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.
  • Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. 
  • Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

3. Cách chăm sóc chó Bichon Frise

Bichon Frise
Để có thể chăm sóc tốt cho chó Bichon Frise, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, lưu ý chó Bichon Frise thường không chịu được khí hậu quá nắng nóng, vì vậy cần phải đảm bảo sắp xếp chỗ ở cho chó cưng của bạn nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt.
Vào thời điểm thời tiết nóng bức thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó Bichon, cho chó uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để giúp chó cưng của bạn mạnh khỏe hơn.
Chó Bichon Frise rất hoạt bát, năng động, thường hay chạy nhảy và chơi đùa, chúng còn có xu hướng trở nên buồn chán khi ở nhà, vì thế bạn nên thường xuyên tạo điều kiện để chó cưng được vận động và vui chơi hàng ngày, mỗi ngày nên dẫn chó Bichon đi dạo và vui chơi bên ngoài khoảng 15 – 30 phút để rèn luyện thể lực và giúp cơ thể của chó khỏe mạnh hơn.

4. Cách làm vệ sinh cho chó Bichon Frise

Bichon Frise

Để chó Bichon có một vẻ ngoại hình xinh xắn và bộ lông khỏe đẹp thì bạn cần phải chú ý thường xuyên chăm sóc lông cho chó cưng. Mỗi ngày bạn nên chải vuốt lông 2 – 3 lần cho chó để loại bỏ lông chết và dưỡng lông cho chó mềm mượt. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng thì cần phải chải lông thường xuyên hơn và nên cắt tỉa lông cho chó.

Lưu ý bạn nên thường xuyên cắt tỉa lông ở vùng gần mắt, mõm, vùng hậu môn và các đệm bàn chân của chó để đảm bảo an toàn cho chó nhé.

Việc tắm gội cho chó Bichon Frise chỉ cần 1 – 2 tuần tắm một lần, nếu thời tiết khô nóng thì có thể tắm 1 lần một tuần. Khi tắm cho chó Bichon Frise bạn nên dùng vòi nước xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm và massage cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.
Chú ý thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm như tai, mắt và đặc biệt là chú ý vệ sinh răng miệng cho chó Bichon Frise mỗi tuần một lần. 
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.

5. Các bệnh thường gặp ở chó Bichon Frise

Bichon Frise
Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Khi nuôi chó Bichon Frise thì bạn cần chú ý một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó Bichon, chúng thường có xu hướng bị các chứng bệnh về mắt như bị chảy nước mắt thường xuyên, đục thủy tinh thể, bệnh về da, đau tai, loài chó này cũng dễ bị ve rận vì vậy cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó. Nên tránh cho chó vận động quá nhiều và hoạt động mạnh mỗi ngày.
Chúng rất dễ đào tạo, đặc biệt là lúc nhỏ, chúng rất vâng lời. Chúng có xu hướng gặp vấn đề về mắt, da, đau tai và chúng cũng khá nhạy cảm với các giống ký sinh trùng. Tuổi thọ khoảng 15 năm hoặc hơn.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.

Đó là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Bichon Frise cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Bichon cần biết để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Bichon Frise khỏe mạnh, xinh xắn và đáng yêu.